Tự động phát
Tay bám chặt thân cau, chân đẩy phần thân lên, anh Tài Minh Tới (41 tuổi), ngụ xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang thoăn thoắt trèo lên cây cau cao vút chỉ trong vài giây.
Những cao thủ hái cau leo lên thân cây cao vút chỉ trong vài giây |
duy tân |
Anh dùng dao cắt phăng các buồng cau, rồi đung đưa chuyền từ đọt cau này sang đọt khác với động tác nhanh nhẹn, thuần thục như một diễn viên xiếc. Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong vài chục giây ngắn ngủi.
"Ngày nào cũng bẻ hết trơn, nhưng mùng 5 tháng 5 vô vụ, vô vụ vậy bẻ một ngày, nhiều thì tháng 3, tháng 4. Bẻ một mình từ 6 giờ 30 sáng đến trưa 11 giờ 30", anh Tới chia sẻ.
Anh Tài Minh Tới nổi tiếng nhất vùng cù lao nhờ tuyệt kỹ hái cau nhanh chớp mắt |
duy tân |
Cao thủ hái cau này cho biết, có 2 cách bẻ cau là dùng sào hái và leo hái trực tiếp. Việc leo hái trực tiếp nhanh hơn, cho thu nhập cao hơn.
"Hồi đó ông bà mình ở vùng Tắc Cậu này cũng sống từ nghề cau, học hỏi rồi làm đại. Thu nhập lúc chưa vô vụ cũng phải từ 500.000 đồng, còn vô vụ thì cũng từ 1 triệu trở lên tới 4 triệu, 4 triệu mấy", anh Tới chia sẻ.
Có 2 cách bẻ cau là dùng sào hái và leo hái trực tiếp |
DUY TÂN |
Mưu sinh trên lưng chừng trời, nghề này đối diện với rất nhiều nguy hiểm: từ việc bị hụt tay, sút chân đến việc gặp rắn, rết, ong, kiến… gây mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng.
Anh Tới cũng cho biết, do đường kính thân cây cau nhỏ nên khi leo lên cao, thân cây mảnh, chỉ cần khẽ vươn người tới đã khiến cây chao nghiêng. Cây cau thấp nhất có chiều cao 7 - 8 m, có khi lên đến 15 m nên việc giữ thân mình chắc chắn, thăng bằng rất quan trọng.
Nghề hái cau mang lại thu nhập tốt |
duy tân |
Do công việc bào sức nên độ tuổi đủ dẻo dai để theo nghề cũng từ 20 - 40 tuổi. Những người lớn tuổi sẽ chuyển sang hái bằng sào. Cau sau khi được thương lái thu mua sẽ được đóng thùng và xuất bán trong và ngoài nước.
Bình luận (0)