Những trải nghiệm thú vị được Mai Thị Kim Tuyến, cô giáo 9X dạy Sinh học tại trường THCS Thành Công, Hà Nội chia sẻ với Thanh Niên sau chuyến đi Mỹ dự khóa học giả định không gian vũ trụ (HESA) hồi tháng 6 vừa qua.
Làm tên lửa mang sắc màu tổ quốc
HESA là chương trình đào tạo đặc biệt nhằm truyền cảm hứng cho đội ngũ giáo viên theo đuổi sự nghiệp học và làm việc trong các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). HESA do tập đoàn đa quốc gia Honeywell (có trụ sở tại bang New Jersey, Mỹ) phối hợp cùng Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Mỹ (USSRC) tổ chức. Năm 2016, HESA quy tụ 200 học viên là các giáo viên tới từ 25 quốc gia trên thế giới, Việt Nam có 6 đại diện tham dự.
|
Cô giáo 24 tuổi Kim Tuyến chia sẻ: “Khóa học này đã trau dồi thêm cho mình rất nhiều kiến thức về khoa học vũ trụ. Mình đã được trải nghiệm thực tế với các hoạt động mô phỏng phi hành gia vũ trụ như mô phỏng máy bay phản lực hiệu suất cao, nhiệm vụ vũ trụ giả định, di chuyển trên mặt trăng, đào tạo sinh tồn trong nước, làm các thí nghiệm hóa học và làm thử cả tên lửa nữa”.
tin liên quan
Đỗ Hoài Nam - 'chiến binh' của cộng đồng khởi nghiệp Việt'Bạn chỉ khởi nghiệp khi có niềm tin sắt đá vào hai việc: việc mình làm sẽ mang lại cực kỳ nhiều lợi ích cho xã hội và nếu mình mang đến đủ lợi ích cho xã hội thì xã hội sẽ luôn công bằng với mình'.
Nhiệm vụ vũ trụ giả định là phần hấp dẫn, gay cấn nhất. Nội dung giả định là trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) có chi tiết bị hư hỏng, nên cần phải dùng tàu vũ trụ đưa phi hành gia lên trạm ISS để sữa chữa và trở về mặt đất an toàn. Thời gian để thực hiện nhiệm vụ là 2 giờ.
Kim Tuyến được xếp vào vị trí trạm liên lạc ở mặt đất, nhiệm vụ là quan sát các hoạt động thông qua camera giám sát và điều tiết hoạt động của các vị trí khác như phi công, các thành viên ở trạm sửa chữa.
|
Nói về kỷ niệm đáng nhớ nhất tại HESA, Kim Tuyến không giấu được sự hào hứng khi nhớ lại hoạt động thử chế tạo tên lửa. Tên lửa mà Kim Tuyến làm có màu đỏ và vàng đại diện cho lá cờ Việt Nam, bên cạnh đó là màu xanh tượng trưng cho Sinh học – môn mà Kim Tuyến đang giảng dạy.
tin liên quan
Chàng trai bỏ ngang đại học để trở thành 'ông trùm' handmade5 năm 'bơi' trong cuộc sống lập nghiệp vô vàn khó khăn ở Sài Gòn, nhưng Đỗ Viết Tuấn khẳng định chưa bao giờ hối tiếc vì quyết định của mình.
“Sau khi làm xong các bạn có 2 sự lựa chọn: một là được bắn tên lửa ngay tại trung tâm; hai là mang về. Tò mò không biết tên lửa do chính tay mình làm có bay được không nên mình đã chọn là bắn ngay tại trung tâm. Ngoài sức tưởng tượng của mình, tên lửa đó bay khá cao, có khả năng buông dù được và đáp đất an toàn, lại còn có thể dùng cho lần sau”, Kim Tuyến kể.
|
"Bí kíp" giành giải xuất sắc nhất nhờ... nụ cười
Thú vị hơn, cô giáo trẻ có chiều cao chỉ trên dưới môt mét rưỡi này đã vượt qua 200 học viên khác để giành được huy chương “Right stuff”. Giải thưởng này giành cho học viên hội tụ các tính cách bao gồm sự can đảm, dám hy sinh, tính toàn vẹn và xuất sắc.
Kim Tuyến chia sẻ: “Khi làm việc gì thì mình cũng chỉ nghĩ cố gắng để sau này không tiếc nuối. Mình đã cố gắng vừa đi làm vừa trau dồi thêm khả năng giao tiếp tiếng Anh trước khi sang tham gia khóa học. Lần đầu tiên vượt qua hơn 20 giờ bay và sự thay đổi múi giờ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian ngắn với một người bé con như mình cũng là một khó khăn".
"Nhưng đây đều là những hoạt động mình rất yêu thích nên mình đã cố gắng để nắm bắt và phân tích thông tin, cùng các bạn trong nhóm vượt qua các thử thách trong các nhiệm vụ vũ trụ giả định khá hồi hộp, căng thẳng, cần tính chính xác cao. Đôi khi mình cũng đưa ra những quyết định táo bạo và thật may mắn là nó đem lại kết quả như ý”, Kim Tuyến nói thêm.
|
Cô gái ít tuổi nhất và nhỏ bé nhất lọt thỏm trong bộ quần áo phi hành gia nhưng lại được chọn là người xuất sắc nhất, cứ nghĩ Kim Tuyến phải có gì “nguy hiểm” lắm.
Nhưng cô giáo Sinh học này lại khẳng định: “Mình không có gì nguy hiểm cả. Mình chỉ có nụ cười. Kể cả trong cuộc sống cũng vậy. Mình cười khi chào mọi người, mỉm cười khi thấy mệt, cười cùng mọi người khi hoàn thành được nhiệm vụ, vượt qua khó khăn. Và nụ cười ấy đã đem lại may mắn và thành công cho mình”.
tin liên quan
Chàng 'chiến binh' 22 tuổi chuyên săn giải thưởng công nghệ'Hồi trước bố mẹ hay treo giấy khen của em trên tường, nhưng rồi nhiều quá không có chỗ treo nữa, phải cất vô tủ', Lê Yên Thanh chia sẻ.
Mong muốn của cô giáo Kim Tuyến là có thể truyền niềm hứng khởi để các em học sinh sẽ được học tập và trải nghiệm nhiều hơn. Theo Kim Tuyến, khi các em học hỏi kiến thức thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo dựa trên hướng dẫn của thầy cô thì các em sẽ có thể ghi nhớ hiệu quả và đỡ vất vả hơn nhiều.
|
Vẫn với nụ cười tươi rói trên môi, Kim Tuyến nói: “Nhưng chỉ với sức nhỏ của mình thì sẽ không thể nào làm được. Ra ngoài mình mới thấy thực tế là các quốc gia phát triển họ có những cỗ máy khổng lồ, khoa học kỹ thuật hiện đại. Mình khẳng định đó không phải là sản phẩm của một cá nhân, mà là trí tuệ của nhiều người, là sản phẩm của sự sáng tạo và hợp tác.
Cô giáo nhỏ nhắn mong muốn chia sẻ khóa học này tới nhiều giáo viên Việt Nam. “Mình hy vọng những giáo viên Việt Nam có năng lực sẽ có cơ hội tham gia khóa học này để đem kiến thức, đem tinh thần STEM về và cùng các giáo viên đi trước truyền lửa cho thế hệ trẻ”.
Bình luận (0)