Thông thường, những tổn thương này tập trung ở bàn chân. Và có 4 cảm giác ở bàn chân báo hiệu lượng đường trong máu cao, chỉ ra bệnh tiểu đường loại 2.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường ban đầu nhẹ nên thường người bệnh không chú ý.
|
Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm, thì cơ thể chịu nhiều tác hại hơn. Các triệu chứng cấp tính có xu hướng xuất hiện sau và thường xuất hiện ở bàn chân.
Giáo sư Andrew Boulton, chủ tịch của Hiệp hội Tiểu đường Quốc tế - International Diabetes Federation, giải thích rằng, có một số dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn ở bàn chân của những bệnh nhân tiểu đường.
"Đầu tiên là cảm giác có điều gì đó không ổn lắm. Sau đó, là những cảm giác như tê, kim châm hoặc rần rần như kiến bò. Cảm giác bỏng rát, lạnh cóng", theo Express.
Còn hiện tượng nào khác ở bàn chân?
Giáo sư Boulton giải thích, các dấu hiệu khác cần chú ý là da khô, vết chai ở gò bên dưới bàn chân và vết thương ở bàn chân.
Theo Giáo sư Boulton, vết thương là mối quan tâm lớn nhất. Nếu nhìn thấy vết thương, hãy đi khám ngay, theo Express.
Có thể khó tự kiểm tra bàn chân, vì vậy hãy dùng gương để kiểm tra lòng bàn chân hoặc nhờ người khác kiểm tra giúp. Hơn nữa, nhiệt độ của bàn chân có thể là một dấu hiệu, Giáo sư Boulton lưu ý, theo Express. Hãy kiểm tra xem bàn chân có vẻ ấm hơn khi chạm vào hay không?
Nguyên nhân nào khiến lượng đường trong máu tăng cao?
Nếu một người bị tiểu đường loại 2, có hai nguyên nhân, có thể do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin sản xuất ra không được tế bào hấp thụ.
Insulin là một loại hoóc môn điều chỉnh lượng đường trong máu.
Nếu không có sự điều tiết của insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên không kiểm soát được.
Về bản chất, lượng đường trong máu không phải là xấu - nó cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào hoạt động. Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao liên tục có thể gây hại cho cơ thể và điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng, như các vấn đề về chân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, theo Express.
Cần phải làm gì?
Phản ứng chính đối với lượng đường trong máu liên tục tăng cao là thay đổi những điểm không lành mạnh trong thói quen sống.
Có hai yếu tố quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đó là chế độ ăn uống và tập thể dục.
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế đối với một số loại thực phẩm nhất định.
Ăn nhiều loại thực phẩm - bao gồm trái cây, rau và một ít tinh bột
Giữ lượng đường, chất béo và muối ở mức tối thiểu
Ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày - không bỏ bữa.
Bình luận (0)