Công việc đó không phải ngày nào cũng diễn ra, tuy nhiên trong suốt 9 năm về công tác ở Trường THPT Việt Đức, các học trò đã quen thuộc với hình ảnh một người thầy điềm đạm, vẫy chào học sinh trên sân trường, nhắc em này nên mặc đồng phục nghiêm chỉnh, nhắc trò kia dắt xe đạp khi vào tới cổng trường.
“Tôi có thói quen đứng chào các học sinh của mình từ ngày còn làm Phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tôi nghĩ rằng, thay vì những biện pháp giáo dục hà khắc, có những cách đơn giản hơn để đi tới trái tim học trò. Học trò không thể tránh được việc mắc lỗi, tôi ngày trẻ cũng như vậy. Tôi nhớ có một nhà văn từng nói, tuổi trẻ là những cơn mưa rào, nó sẽ khiến ta cảm lạnh nhưng ai cũng mong sẽ được tắm mưa lần nữa ”, thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ.
tin liên quan
'Triệu like' clip học sinh lễ phép cúi đầu chào bác bảo vệClip học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) lễ phép cúi đầu chào bác bảo vệ trật tự thu hút gần một triệu lượt xem, khoảng 200 lượt chia sẻ và hơn một ngàn biểu tượng bày tỏ cảm xúc.
Thầy Nguyễn Quốc Bình cũng là thầy giáo từng đóng vai con gà trống, biểu diễn văn nghệ cùng các học trò trong ngày khai giảng năm học 2017 - 2018 tại Trường THPT Việt Đức.
Cũng trong ngày lễ này, thầy Bình nhắc đến lễ Vu lan báo hiếu, nhắc nhở các học trò hiếu thảo với mẹ cha.
“Các học trò động viên tôi, bảo tôi đứng trên sân khấu phải tự tin. Tôi bảo, các em đang là giáo viên của tôi, chúng ta sẽ cùng học tập lẫn nhau. Tôi luôn quan niệm, thầy cô giáo là nhân vật quan trọng, nhưng các học sinh mới là tâm điểm của một ngôi trường, các em phải được chăm sóc, quan tâm nhiều nhất”, thầy Nguyễn Quốc Bình nói.
|
Thầy Bình được nhiều thế hệ học sinh Trường THPT Việt Đức yêu mến vì sự nhân hậu nhưng không kém phần quyết liệt trong việc đổi mới phương pháp dạy và học.
Nguyễn Hải Phong, 21 tuổi, sinh viên Trường đại học Thương mại Hà Nội (cựu học sinh Trường THPT Việt Đức) chia sẻ với Thanh Niên: “Tôi vẫn nhớ có lần đi xe máy đến trường. Thầy biết và gặp riêng tôi khuyên nhủ. Sau lần đấy, mỗi khi dắt xe đạp qua cổng trường, tôi chỉ muốn gặp thầy đang đứng đón học sinh để hãnh diện khoe, 'thầy ơi con ngoan rồi, con đi xe đạp đến trường rồi thầy nhé'”.
Bình luận (0)