Hôm nay (30.4), bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Hiếu, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD), cho biết: Bệnh viện đã trang bị tại phòng chụp cộng hưởng từ (MRI) hệ thống gây mê giúp thở và monitor theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim và tình trạng ô xy máu,… của người bệnh khi gây mê, tương thích với môi trường MRI.
tin liên quan
Người dân sẽ được xét nghiệm, siêu âm miễn phí mỗi nămHệ thống trên giúp gây mê cho những trường hợp nặng, cần giúp thở, đồng thời việc theo dõi người bệnh đang được gây mê trong lồng chụp MRI tốt hơn, bảo đảm sự an toàn cho người bệnh trong quá trình gây mê.
Nhờ vậy, những khó khăn khi chụp MRI đã được giải quyết, phục vụ thêm nhiều đối tượng, đáp ứng nhu cầu chụp MRI chẩn đoán ngày càng cao.
Bác sĩ Hiếu giải thích, chụp cộng MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cung cấp nhiều thông tin chẩn đoán cho hầu hết các loại bệnh lý, giúp điều trị đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, khi chụp MRI, người bệnh cần phải nằm yên trong lồng chụp trong khoảng thời gian khá dài, có thể từ 20 - 60 phút. Do đó, những trường hợp người bệnh mắc hội chứng sợ lồng kín; người bệnh không thể nằm yên, đa số là bệnh nhi không thể chụp MRI và cần có sự hỗ trợ của gây mê.
Mặt khác, các thiết bị y tế sử dụng trong phòng chụp MRI không phải là loại thông thường, mà bắt buộc phải là loại tương thích với môi trường MRI. Vì vậy, những trường hợp bệnh nặng, đang phải sử dụng các phương tiện hồi sức cấp cứu cũng không thể chụp và việc theo dõi người bệnh đang chụp cũng gặp nhiều khó khăn.
“Trước đây, khi chưa có phương tiện đầy đủ, việc chỉ định chụp MRI gây mê thường gặp khó khăn. Do vậy, khi có hệ thống gây mê giúp thở và Monitor Expression MR400 đã giúp bác sĩ gây mê, kỹ thuật viên theo dõi người bệnh một cách tốt nhất, có những quyết định với mức độ tin cậy cao”, tiến sĩ - bác sĩ Phan Tôn Ngọc Vũ, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BV ĐHYD, đánh giá.
Bình luận (0)