Tuy tiên phong trong việc dẹp nạn phóng uế, nhưng Q.Hải Châu (TP.Đà
Nẵng) đang lúng túng khi xử phạt do có nhiều người vô tư... làm xấu phố
phường.
Một người vô tư phóng uế xuống sông Hàn bị ghi hình, xử phạt - Ảnh: Công Tâm |
Ngày 23.8, trên đường Bạch Đằng, Tổ tuần tra xử lý trật tự đô thị và vệ sinh môi trường Q.Hải Châu phát hiện ông N.T.S (ngụ P.Tam Thuận, Q.Thanh Khê) phóng uế nên lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Đó là một trong số các trường hợp “làm xấu phố phường” mà Tổ tuần tra xử lý.
|
Cũng theo ông Vân, Tổ tuần tra nói trên gồm 6 người: 3 ở Đội Quy tắc đô thị và 3 Cảnh sát trật tự. Mỗi phiên trực từ 5 giờ đến 21 giờ, khi phát hiện người phóng uế thì ghi hình làm cơ sở rồi gọi Cảnh sát trật tự đưa về Công an Q.Hải Châu lập biên bản xử phạt. Bên cạnh thưởng nóng, UBND Q.Hải Châu cũng có chế tài nghiêm ngặt, giao Tổ Thanh tra công vụ kiểm tra, nếu phát hiện có người phóng uế trong ca trực của Tổ tuần tra thì cũng ghi hình lại, phạt Tổ tuần tra không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng 5 tháng qua, chỉ có 2 người bị xử phạt và hơn 10 người bị nhắc nhở mà thôi. “Từ khi có Tổ tuần tra, nhất là sự phối hợp với cảnh sát nên có sức răn đe. Tình hình phóng uế giảm nhưng chưa đáng kể, nhiều người thường xuyên đánh cờ, tập thể dục cứ thấy Tổ tuần tra đi chỗ khác là... tái diễn. Chế tài lại vướng, nhiều người không mang theo tiền, người lao động nghèo thì chúng tôi chỉ cảnh cáo chứ không phạt được”, ông Vân băn khoăn.
Chưa thoải mái như ở nhà
Ông Đặng Công Tâm, Phó phòng Nội vụ Q.Hải Châu, Tổ phó Thanh tra công vụ kể: “Có cụ hưu trí phóng uế, mình nói đường đẹp sao ông làm vậy, chúng tôi cảnh cáo còn lần sau sẽ phạt, ổng thách thức và hỏi ngược lại là nhà vệ sinh công cộng đâu cho ổng giải quyết. Do đó, phải có nơi giải quyết “đầu ra” thì mới dẹp được nạn phóng uế”. Trong khi chờ nhà vệ sinh công cộng, Hội Doanh nhân Q.Hải Châu đã vào cuộc, đưa ra chương trình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng.
Phát động từ tháng 4, đến nay đã có 80 cơ sở kinh doanh hưởng ứng dán logo, phục vụ WC miễn phí cho người dân và du khách. Tuy nhiên, đặc điểm nhận dạng các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê... tham gia chỉ bằng 1 tấm decal logo song ngữ “Thoải mái như ở nhà - Comfort as home” là chưa đủ. Không chỉ du khách mà cả người dân, nhất là những người lớn tuổi cũng không biết họ có thể “trút bầu tâm sự” ở đây. Cũng không loại trừ trường hợp họ biết chương trình, nhưng ngại không dám hỏi bảo vệ đường vào nhà vệ sinh, bởi không phải ai cũng mạnh dạn bày tỏ “nỗi buồn” để được “giải quyết”.
Bên cạnh đó, các cơ sở tham gia cũng nên đặt bảng chỉ dẫn lối vào nhà vệ sinh tường tận. Có vậy, người dân và du khách mới thật sự “Thoải mái như ở nhà”. Ông Đặng Công Tâm cho biết thêm, UBND Q.Hải Châu cũng đã đặt làm một số bảng chỉ dẫn những điểm “Thoải mái như ở nhà” và thông báo phóng uế bậy sẽ bị xử phạt nhưng Sở VH-TT-DL không đồng ý cho treo vì... sợ làm xấu đường Bạch Đằng!
Bình luận (0)