Ước tính sơ bộ, nếu Việt Nam và Thái Lan hoạt động hết công suất thì thị trường thế giới vẫn thiếu hụt ít nhất 5 triệu tấn gạo. Đây là yếu tố khiến nhiều người tin rằng giá gạo sẽ tiếp tục tăng mạnh và ít nhất kéo dài đến giữa năm 2024.
Thị trường thiếu hụt ít nhất 7 triệu tấn gạo
Ấn Độ là nguồn cung gạo lớn nhất thế giới, chiếm trên 40% thị phần toàn cầu. Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2021, nước này xuất khẩu gần 21,5 triệu tấn gạo và năm 2022 lên 22,2 triệu tấn. Đáng chú ý, năm 2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% với các sản phẩm gạo thường (non-basmati).
Đối với lệnh cấm mới đây, vấn đề đặt ra là trước khi lệnh cấm xuất khẩu được ban hành, Ấn Độ đã xuất khẩu bao nhiêu gạo và trên phạm vi toàn cầu trong nửa cuối năm 2023 nguồn cung thiếu hụt bao nhiêu?
Sợ loạn giá gạo sau khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu
Báo cáo cập nhật từ SSRicenews.com cho biết, trong 5 tháng đầu 2022, Ấn Độ xuất khẩu 9,2 triệu tấn gạo; còn 5 tháng đầu năm 2023 xuất tới 9,3 triệu tấn, mỗi tháng dao động từ 1,7 - 2,1 triệu tấn. Như vậy, có thể ước tính đến ngày 20.7.2023, Ấn Độ đã xuất khẩu khoảng 13 triệu tấn và tối đa là 14 triệu tấn.
Nếu chỉ tính riêng nguồn cung từ Ấn Độ, thị trường sẽ thiếu hụt ít nhất 7 triệu tấn trong nửa cuối năm 2023. Nguồn cung này chỉ có thể được bù đắp từ 2 nguồn cơ bản là Thái Lan và Việt Nam. Đây là 2 nước xuất khẩu gạo thứ 2 và 3 thế giới với nguồn cung thường chiếm tỷ lệ từ 14 - 15% thị phần.
Thái Lan là người hưởng lợi lớn nhất
Khách mua gạo thế giới cũng không thể trông đợi quá nhiều vào 2 nguồn cung này. Các tính toán cho thấy, sản lượng tăng thêm tối đa của Việt Nam và Thái Lan không quá 2 triệu tấn và như vậy, toàn cầu vẫn sẽ thiếu hụt đến 5 triệu tấn gạo.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết: Trong 5 tháng đầu 2023 đã xuất khẩu gần 3,5 triệu tấn, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu của nước này trong năm nay xuất đến 8 triệu tấn gạo, một con số kỷ lục. Như vậy, Thái Lan vẫn còn lượng gạo tương đối dồi dào để xuất khẩu trong nửa cuối 2023 là 4,5 triệu tấn. Điều đó cho thấy, Thái Lan là nước được hưởng lợi lớn nhất từ lệnh cấm của Ấn Độ.
Vậy còn Việt Nam? 6 tháng đầu năm 2023 là giai đoạn Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo nhất trong hơn 1 thập kỉ vừa qua, đạt 4,2 triệu tấn, tăng 21,3% so với năm 2022, giá trị đạt 2,25 tỉ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ.
Ngay từ đầu năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, thực tế, theo các chuyên gia, doanh nghiệp và cả Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng dành cho xuất khẩu có thể thiếu hụt khoảng 1 - 1,5 triệu tấn. Vì thế, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ có thể đạt khoảng 6,5 triệu tấn.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), ngày 23.7 trả lời PV Báo Thanh Niên cũng thừa nhận chúng ta huy động sản xuất hết khả năng. Tuy nhiên, sản lượng dành cho xuất khẩu tối đa cũng chỉ từ 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo.
Giả thuyết là cho bà con nông dân tranh thủ khi lúa được giá, đẩy mạnh sản xuất khiến sản lượng tăng và Việt Nam có thể xuất được 7 triệu tấn gạo. Khi đó, sản lượng gạo Việt Nam còn có thể xuất khẩu được chỉ là 2,8 triệu tấn. Con số này ít hơn Thái Lan đến 1,7 triệu tấn.
Vì thế, Thái Lan vẫn là nước hưởng lợi lớn nhất trong đợt tăng giá này.
Xem nhanh 20h ngày 24.7: Sắp có siêu bão ở Biển Đông? | Lo lắng biến động giá gạo
Vì sao Việt Nam thiếu hụt gạo để xuất?
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, hàng năm Việt Nam luôn nhập một lượng lớn gạo từ Ấn Độ về để phục vụ chế biến thành các sản phẩm liên quan và thức ăn chăn nuôi. Tính trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 367.500 tấn gạo Ấn Độ, tăng 32% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo Ấn Độ. Nay nguồn cung này bị cắt đứt, nhu cầu chế biến các sản phẩm từ gạo sẽ phải phụ thuộc nguồn cung trong nước. Điều này làm cho nguồn cung xuất khẩu sẽ giảm.
Vấn đề thứ hai quan trọng hơn là nhiều năm gần đây, Việt Nam luôn nhập một lượng lớn lúa gạo từ Campuchia để chế biến xuất khẩu, số lượng ước tính dao động từ 1,2 - 1,5 triệu tấn. Hiện nguồn cung này sụt giảm do Campuchia đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, khách hàng lớn nhất của họ là Trung Quốc.
Việt Nam có thể hưởng lợi từ giá gạo tăng?
Bình luận (0)