Theo thống kê, toàn vùng hiện có 64 điểm sạt lở rải rác dọc hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Riêng tại An Giang xảy ra 15 điểm sụp lún, sạt lở bờ sông, kênh, rạch với tổng chiều dài 1.039 m, ảnh hưởng trực tiếp đến 172 căn nhà của người dân. Hiện An Giang đã khẩn trương xây dựng khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở, trong đó ưu tiên cho 92 hộ dân bị ảnh hưởng trong vụ sạt lở ở H.Chợ Mới hồi tháng 4. Tại tỉnh Hậu Giang xảy ra 11 điểm sạt lở với tổng chiều dài 289 m.
tin liên quan
Sạt lở kinh hoàng bờ sông Vàm Nao: Dân dọn nhà chạy... lởSạt lở bờ sông Vàm Nao chưa chịu dừng lại mà tiếp tục ăn sâu vào đất liền, đe dọa 106 hộ dân. Người dân đang lo lắng dọn nhà chạy... sạt lở.
Dọc bờ biển, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, tình hình sạt lở cũng đang có chiều hướng gia tăng. Trong đó Kiên Giang bị sạt lở biển nặng nề nhất với gần 70 km đường bờ biển bị sạt lở (trong đó gần 31 km sạt lở nghiêm trọng). Tại tỉnh Bạc Liêu, tình trạng sóng biển, triều cường dâng cao làm vỡ nhiều đoạn kè biển đáng báo động. Riêng ở Cà Mau, sạt lở biển ảnh hưởng 328 ha đất nuôi trồng thủy sản và làm hư hỏng 26 căn nhà của người dân.
Mới đây, trong cuộc họp tổng kết 6 tháng hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã yêu cầu trong quý 3/2017, Chính phủ giao Bộ Tài chính bố trí kinh phí để hỗ trợ bà con vùng sạt lở ổn định chỗ ở.
Bình luận (0)