Giá vàng miếng SJC ngày 1.1 tăng từ 50.000 - 200.000 đồng mỗi lượng, trong đó giá bán ra tăng mạnh hơn so với mua vào. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú nhuận (PNJ) mua vào với giá 60,9 triệu đồng/lượng, bán ra 61,6 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Mi Hồng tăng nhẹ giá mua vàng miếng SJC lên 61,2 triệu đồng/lượng nhưng giá bán ra tăng lên 61,7 triệu đồng/lượng. Mức tăng giá trong nước chậm hơn quốc tế khiến vàng SJC rút ngắn khoảng cách, cao hơn còn 10,8 triệu đồng/lượng.
Vàng tăng giá ngày 1.1 |
ngọc thắng |
Vàng thế giới tăng mạnh 20 USD/ounce, lên 1.829 USD/ounce vào sáng 1.1.2022. Kết thúc tháng 12.2021, kim loại quý đã tăng 2,7%, giảm mức tăng của cả năm 2021 xuống còn 3,59%, tương đương 68 USD/ounce.
Sau một năm đáng thất vọng, giá vàng đang tăng vọt vào năm 2022, giao dịch ở mức cao nhất trong 5 tuần. Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia vàng tại State Street Global Advisors cho rằng xác suất 50%, là giá vàng giao dịch trong khoảng 1.800 USD đến 2.000 USD/ounce vào năm 2022; có khoảng 30% khả năng giá vàng đẩy trên 2.000 USD/ounce lên mức cao kỷ lục mới. Ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tìm cách thắt chặt lãi suất vào năm tới, chúng tôi cho rằng vàng vẫn có cơ hội khá tốt để tăng cao hơn. Các nhà đầu tư vàng không cần phải lo sợ về sự xoay trục sắp xảy ra trong chính sách tiền tệ của Fed cho 3 đợt tăng lãi suất trong năm. Các nhà đầu tư cũng cần đặt quan điểm chính sách tiền tệ của Fed ở một góc độ lớn hơn trong thị trường tài chính. Với lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2022, lãi suất thực tế sẽ vẫn ở mức âm. Fed sẽ chịu được lạm phát từ 3 - 6% và vàng vẫn sẽ là tài sản trú ẩn an toàn vào năm 2022. Thị trường tiêu thụ lớn của vàng là Trung Quốc và Ấn Độ có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của người tiêu dùng trong suốt năm 2022.
Bình luận (0)