Sáng 11.4, giá vàng miếng SJC được Công ty vàng bạc đá quý Mi Hồng tăng 150.000 đồng mỗi lượng ở chiều bán ra, lên 69,4 triệu đồng/lượng, trong khi mua vào giữ nguyên ở mức 68,9 triệu đồng/lượng. Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) giữ giá mua vàng miếng SJC ở mức mức 68,6 triệu đồng/lượng, bán ra 69,4 triệu đồng/lượng… Vàng trong nước cao hơn quốc tế 15,4 triệu đồng/lượng.
Giá vàng "giằng co" đầu giờ sáng 11.4 |
ngọc thắng |
Giá vàng lại tăng do lo ngại lạm phát |
Kim loại quý trên thị trường quốc tế sáng 11.4 biến động không ngừng trong biên độ 1.942 - 1.951 USD/ounce. Mở cửa đầu ngày, vàng tăng từ 1.947 USD/ounce lên 1.951 USD/ounce rồi nhanh chóng sụt giảm mạnh xuống 1.942 USD/ounce và đảo chiều tăng nhanh lên lại mức 1.948 USD/ounce.
Hợp đồng vàng tương lai tháng 6 giao dịch tích cực nhất với mức tăng 11,7 đô la, tương đương 0,60% lên 1.949,5 USD/ounce. Có một số dự báo về việc sắp công bố dữ liệu lạm phát mới nhất (CPI- chỉ số giá tiêu dùng) vào ngày 12.3. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland ước tính chi tiết của báo cáo CPI sắp tới cho thấy mức độ lạm phát trong tháng 3 có thể lên tới 8,41%. Riêng quý đầu tiên của năm 2022 có thể tăng cao tới 9,1% so với quý trước.
Ngoài ra, một nguyên nhân đẩy vàng tăng giá là Ngân hàng trung ương Nga ngừng mua vàng với giá cố định từ các ngân hàng địa phương bắt đầu từ ngày 8.4 và tiếp tục mua với "giá thương lượng". Động thái này diễn ra sau khi đồng rúp của Nga phục hồi về mức trước khi căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine diễn ra.
Vào cuối tháng 3, Ngân hàng trung ương Nga đã nối lại hoạt động mua vàng từ các ngân hàng địa phương và mua kim loại quý với giá cố định 5.000 rúp trong thời gian từ 28.3 đến 30.6. Thời điểm đó, con số này vào khoảng 52 USD/gram, thấp hơn giá trị thị trường khoảng 68 USD. Ngân hàng Nga cho rằng việc tiếp tục mua vào sẽ đảm bảo nguồn cung và sản xuất vàng trong nước không bị gián đoạn. Điều này giúp rúp tăng giá trở lại.
Bình luận (0)