Sáng 12.1, ngân hàng Eximbank vẫn giữ giá mua vàng miếng SJC 66,1 triệu đồng/lượng và bán ra 66,8 triệu đồng. Tương tự, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cũng duy trì giá mua vào 66,15 triệu đồng/lượng và bán ra 66,95 triệu đồng; vàng nhẫn 4 số 9 cũng đứng yên ở mức mua vào 53,6 triệu đồng/lượng và bán ra 54,6 triệu đồng. Giá vàng miếng SJC hiện cao hơn thế giới gần15 triệu đồng mỗi lượng.
Vàng miếng SJC sáng 12.1 neo sát 70 triệu đồng/lượng |
Khả Hòa |
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng lên 1.879 USD/ounce nhưng chỉ thay đổi trong biên độ hẹp. Quy đổi tương đương, kim loại quý đang có giá 53,5 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua khi ngày càng có nhiều người tin rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 2 sắp tới - thấp hơn mức tăng 50 điểm hay đến 75 điểm cơ bản trong năm 2022.
Tờ New York Times dẫn lời bà M. Collins, Chủ tịch Fed khu vực Boston, cho biết bà đang nghiêng về việc nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới của ngân hàng trung ương.
Trong ngày 12.1 theo giờ Mỹ, Cục Thống kê lao động sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12.2022. Các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát dự báo CPI sẽ chỉ tăng 0,1% so với tháng liền trước và 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện thị trường có vẻ tiếp tục đi ngang khi chờ báo cáo giá tiêu dùng tại Mỹ được công bố bởi dữ liệu này có tầm quan trọng đến quyết định tăng lãi suất của Fed. Không kể giá năng lượng và thực phẩm, CPI lõi tháng 12 được dự báo tăng 0,3% so với tháng trước và 5,7% so với cùng kỳ 2021.
Vàng được xem là một kênh phòng ngừa lạm phát, tuy nhiên, rất nhạy cảm với lãi suất cao, vì làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại không đem lại lợi suất. Nếu lãi suất tăng ít thì vàng sẽ có động lực để tiếp tục đi lên.
Bình luận (0)