Ngày 4.3, giá dầu WTI đóng phiên cuối tuần tăng 1,7 USD, tương đương 2,18%, lên 79,86 USD/thùng; hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 tiến hơn 1 USD, chạm mốc 86 USD/thùng.
Trong phiên ngày 3.3, giá dầu đã sụt giảm hơn 2 USD/thùng sau một số thông tin cho rằng UAE đã tổ chức các cuộc tranh luận nội bộ về việc rời khỏi OPEC và cung cấp nhiều dầu hơn. Tuy nhiên, ngay sau đó, một nguồn tin nói với Reuters rằng, thông tin trên không đúng sự thật, đã khiến giá dầu đảo chiều tăng mạnh.
Kết thúc phiên, cả 2 hợp đồng dầu đều ghi nhận mức tăng trong tuần khoảng 4%. Các nhà phân tích cho biết, giá dầu được hỗ trợ tăng trong tuần này chủ yếu nhờ thông tin về dữ liệu kinh tế Trung Quốc mạnh hồi đầu tuần. Theo Reuters, Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đang đặt tham vọng đạt mục tiêu tăng trưởng tới 6% trong năm nay. Tham vọng này càng củng cố cho kỳ vọng của nhà đầu tư rằng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại thị trường đông dân nhất thế giới này sẽ tăng sớm. Bên cạnh đó, việc đồng USD suy yếu cũng là yếu tố hỗ trợ giá dầu leo dốc. Các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự đoán đồng USD sẽ chịu áp lực trong 12 tháng tới.
Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu ngày 4.3 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1.3 của liên Bộ Tài chính - Công thương. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 22.421 đồng/lít; xăng RON95 23.325 đồng/lít; dầu diesel 20.255 đồng/lít; dầu hỏa 20.474 đồng/lít và dầu mazut 14.555 đồng/kg.
Tuy nhiên, trong thực tế, giá xăng bán phổ biến trên thị trường có chênh lệch so với giá công bố, đặc biệt, giá bán tại các thị trường thuộc vùng 2 (xa cảng, kho) thường cộng thêm chi phí vận chuyển, cao hơn giá vùng 1 và giá được công bố.
Ngày 4.3, bảng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu của Petrolimex như sau:
Bình luận (0)