Giải cảm mạo

15/03/2012 03:48 GMT+7

Với người bị cảm mạo, có thể dùng các món ăn giải cảm sẽ cho hiệu quả điều trị tốt.

Với người bị cảm mạo, có thể dùng các món ăn giải cảm sẽ cho hiệu quả điều trị tốt. 

Theo y học cổ truyền, khi các yếu tố môi trường là phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm), táo (khô), hỏa (nóng) vượt quá khả năng thích ứng của cơ thể chúng ta, thì những yếu tố đó trở thành tà khí, và khi xâm nhập vào cơ thể con người qua bì phu (da), hoặc mũi, nếu sức đề kháng yếu thì sẽ sinh ra bệnh, gọi là bệnh thời khí (cảm mạo).

Người bị ngoại cảm phong hàn thường có biểu hiện sợ lạnh phát sốt, hắt hơi, ngứa họng, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, miệng không khát, không ra mồ hôi hoặc ra rất ít, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù khẩn. Người bị ngoại cảm phong thấp thường ngạt mũi, đầu đau, sợ lạnh, hơi sốt hoặc không sốt, ra mồ hôi không thuận, rêu lưỡi bẩn, mỏng. 

Ăn uống, bài thuốc

- Lá tía tô tươi 15 gr, gạo tẻ 50 gr. Lá tía tô rửa thật sạch, thái nhỏ như sợi thuốc, gạo tẻ vo sạch. Cho gạo vào nồi với lượng nước vừa dùng, nấu với lửa nhỏ, khi cháo chín nhừ thì cho tía tô vào, nấu đến khi sôi, nêm nếm gia vị vừa dùng. Lượng dùng tùy người.


Tía tô -  Ảnh: Thái Nguyên 

- Trong các trường hợp bị cảm do phong hàn kèm khí trệ, thể hiện các triệu chứng phát nhiệt, sợ lạnh, nhức đầu, không đổ mồ hôi, ho, tức ngực, buồn nôn, chướng bụng, ăn uống kém. Tía tô có vị cay, tính ấm là vị thuốc giải biểu, tía tô được xem là vị thuốc có hai công năng hiệu nghiệm trị cảm phong hàn và trị khí trệ.


Trứng gà - Ảnh: K.Vy 

- Trứng gà 3 quả, gừng tươi 30 gr, đầu trắng của hành lá 4 tép. Gừng tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch ép lấy nước gừng. Đầu trắng hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Đập trứng gà cho vào tô, trộn đều với nước gừng, hành, thêm ít muối ăn. Bắc chảo dầu, cho tất cả vật liệu vào xào vừa chín thì lấy ra đĩa dùng. Món ăn này dùng để chữa các chứng cảm do phong hàn xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, hơi sợ gió, ho, nghẹt mũi, khan tiếng, kém ăn. Gừng tươi có vị cay, tính ấm, vừa là thức ăn vừa là vị thuốc có công năng phát tán phong hàn, ôn trung kiện vị, tuyên phế giảm ho. Chất cay của gừng giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, bài tiết mồ hôi, vừa có tác dụng khử hàn phát hãn vừa đẩy mạnh sự bài tiết của dịch vị để tĩnh vị kiện vị, tăng sức ăn.


Hành lá - Ảnh: Minh Khôi 

- Rượu nho đỏ 30 ml, cho một quả trứng gà vào đánh tan cùng rượu, cho vào nồi đun sôi cho chín, dùng khi món này còn nóng ấm.

Cần phân biệt cảm mạo do thời khí như nói trên với cảm cúm do vi rút cúm gây ra với các triệu chứng: sợ lạnh, sốt cao, đau đầu, chóng mặt, toàn thân đau nhức, mệt mỏi, có thể kèm theo đau họng. Với cảm cúm là bệnh phát tác nhanh và lây truyền rộng. Khi phát hiện cần cách ly người bệnh.

Lương y Vũ Quốc Trung

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.