Giải đáp những thắc mắc về hội chứng chân không yên

27/03/2016 13:56 GMT+7

Hội chứng chân không yên (RLS) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co kéo, tê dần dần, hoặc cảm giác khó chịu ở chân buộc phải di chuyển chân liên tục.

Hội chứng chân không yên (RLS) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cơn đau nhói, co kéo, tê dần dần, hoặc cảm giác khó chịu ở chân buộc phải di chuyển chân liên tục.

Hội chứng chân không yên buộc chân phải di chuyển liên tục - Ảnh: ShutterstockHội chứng chân không yên buộc chân phải di chuyển liên tục - Ảnh: Shutterstock
Theo Healthgrades, đây là hội chứng ảnh hưởng đến khoảng 10% người trưởng thành. Dưới đây là những điều cần biết về hội chứng này.
Có hai loại RLS
RLS khởi phát sớm thường bắt đầu trước 45 tuổi và đôi khi xuất hiện từ thời thơ ấu. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của RLS không rõ. Tuy nhiên, RLS có thể liên quan đến di truyền. RLS thường thấy ở những người trong cùng một gia đình với các triệu chứng khởi phát trước tuổi 45. Trong khi đó, RLS khởi phát muộn còn gọi là RLS thứ, bắt đầu sau 45 tuổi, và có thể được gây ra bởi một điều kiện y tế riêng biệt.
Xoa bóp chân có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của RLS - Ảnh: Shutterstock
RLS có thể lẫn lộn với chứng mất ngủ
Mặc dù có thể dùng một số biện pháp tạm thời như xoa bóp, đá chân hoặc đi tới đi lui để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, nhưng những người bị hội chứng chân không yên, thường cảm thấy rất khó ngủ và họ thường nhầm lẫn mình bị bệnh mất ngủ hay các bệnh thần kinh khác, hoặc có vấn đề gì đó ở cơ bắp.
Người bị tiểu đường có nhiều khả năng bị RLS
Theo một vài nghiên cứu, một số rối loạn khác trong cơ thể như: bệnh thận giai đoạn cuối, bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp và bệnh Parkinson là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển RLS.
RLS có liên quan tới chứng giãn tĩnh mạch
RLS thứ phát được cho là do một điều kiện y tế cơ bản cụ thể gây ra, bao gồm giãn tĩnh mạch, mang thai và nồng độ sắt thấp hoặc thiếu máu. Trong những trường hợp này, triệu chứng RLS có thể được cải thiện hoặc biến mất khi nồng độ sắt tăng lên.
RLS có thể dẫn đến trầm cảm
Mặc dù cảm giác khó chịu ở chân thường nặng hơn vào ban đêm, nhưng nhiều người cũng có thể nhận thấy cảm giác này xảy ra ngay cả khi ngồi hoặc nằm trong ngày. Do bị cảm giác này “quấy rầy”, nên một số người có thể gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc có thể khiến tâm trạng thay đổi, dẫn đến trầm cảm hay các vấn đề sức khỏe khác.
Caffeine có thể làm trầm trọng thêm RLS
Tiêu thụ caffeine, nicotine và rượu có thể khiến các triệu chứng RLS tồi tệ hơn. Ngoài ra, các triệu chứng đó cũng có thể nặng thêm do các loại thuốc, bao gồm thuốc dùng để điều trị buồn nôn, cảm lạnh, dị ứng, bệnh tim, cao huyết áp, trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
Tập thể dục có thể cải thiện RLS
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng RLS, nhưng nếu quá lạm dụng hoặc tập thể dục quá trễ trong ngày, có thể thúc đẩy các triệu chứng mạnh hơn. Thay đổi lối sống với việc thực hiện các kỹ thuật như: thiền, yoga đồng thời chú ý ngủ đủ giấc, ngâm mình vào bồn nước ấm, xoa bóp chân… được xem là những liệu pháp hữu hiệu giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của RLS.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.