Trong 5 ngày vào tháng 12.1952, sương mù chứa chất ô nhiễm đã len lỏi khắp thủ đô Anh. Vào thời điểm trời sáng mây tan, hơn 150.000 người phải nhập viện và ít nhất 4.000 người chết. Tuy nhiên, theo tính toán mới đây của giới chuyên gia Mỹ, con số tử vong trên thực tế phải hơn 12.000 người, chưa kể vô số động vật.
Nguyên nhân đằng sau cái chết hàng loạt ở London vẫn là một bí ẩn qua nhiều thập niên, và phải cho đến gần đây nhóm chuyên gia do Đại học Texas A&M (Mỹ) dẫn đầu mới tìm cách giải thích được quá trình hình thành của sương mù “sát thủ”.
tin liên quan
Người Sài Gòn sắp được đón không khí 'mùa đông', sương mù giăng đầy như Đà LạtThời tiết se lạnh và sương mù sáng nay (10.12) khiến người Sài Gòn thích thú như ở Đà Lạt. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong những ngày sắp tới, miền Nam và TP.HCM sẽ đón không khí “mùa đông”.
Lâu nay, giới nghiên cứu cho rằng những vụ thải khí độc từ than đốt có mối liên kết nào đấy với đợt sương mù năm 1952 tại London, nhưng các quy trình hóa học cụ thể dẫn đến sự pha trộn chết người của khí thải và hiện tượng thời tiết tự nhiên vẫn chưa được làm rõ.
Để xác định điều gì đã biến sương mù thành kẻ giết người hàng loạt, nhóm khoa học gia thế giới đến từ Anh, Mỹ, Trung Quốc đã tái tạo màn sương mù năm ấy trong phòng thí nghiệm, sử dụng các kết quả thu thập từ các cuộc thí nghiệm trước đó và dữ liệu đo đạc khí quyển ở Bắc Kinh và Tây An, hai thành phố ô nhiễm không khí nặng của Trung Quốc.
Và họ đã có câu trả lời. Trưởng nhóm nghiên cứu Renyi Zhang, nhà khoa học khí quyển của Đại học Texas A&M, cho hay hợp chất gốc sulfate là kẻ góp mặt đáng kể trong vụ giết người này. Bên cạnh đó, các phân tử a xít sulfuric, hình thành từ sulfur dioxide do hoạt động đốt than thải ra, cũng “tiếp tay” vào vụ việc.
tin liên quan
Thời tiết bất thường trên cả nướcThời tiết những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp làm cho việc dự báo thời tiết, thiên tai càng thêm nhiều thách thức khó khăn.
Câu hỏi được đặt ra là làm sao sulfur dioxide lại biến thành a xít sulfuric? “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phát hiện quy trình trên diễn ra dưới xúc tác của nitrogen dioxide, một phụ phẩm khác trong quá trình đốt than và xuất hiện vào giai đoạn đầu khi sương mù tự nhiên phát sinh”, theo giải thích của tiến sĩ Zhang. Một khía cạnh chủ chốt khác trong quá trình chuyển hóa sulfur dioxide thành gốc sulfate là nó sản sinh ra các phân tử a xít và theo thời gian các phân tử này tác động làm cản trở quá trình trên.
Tiến sĩ Zhang cho hay màn sương mù tự nhiên chứa các phân tử lớn hơn, với các phân tử a xít nhỏ hơn được phân phối đồng đều bên trong các hạt lớn. Khi các phân tử sương mù bốc hơi hết, chỉ còn để lại khói mù chứa phân tử a xít, khiến nhiều người hít vào bị tử vong, theo báo cáo trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences. Sự kiện năm 1952 đã dẫn đến sự ra đời của luật Không khí sạch, được quốc hội Anh thông qua vào năm 1956. Và cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn liệt trường hợp trên là sự kiện ô nhiễm không khí khủng khiếp nhất trong lịch sử châu Âu.
Các chuyên gia cũng báo động tình trạng về chất lượng không khí ở nhiều thành phố Trung Quốc, theo đó có chứa chất hóa học tương tự như đợt sương mù hủy diệt ở London.
Bình luận (0)