Giải mã cách Covid-19 'trốn' miễn dịch

20/06/2021 10:11 GMT+7

Chuyên trang News Medical Life Sciences dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19 ) có thể “lẩn trốn” hệ miễn dịch và lây lan nhanh chóng nhờ cơ chế hợp nhất với các tế bào trong cơ thể bệnh nhân.

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Anh, Đức và Nam Phi đã phát hiện SARS-CoV-2 có thể bắt đầu quá trình hợp nhất với các tế bào ở phổi người chỉ trong vòng 6 giờ sau khi xâm nhập vào hệ hô hấp.
Hơn nữa, việc bổ sung các kháng thể trung hòa (loại kháng thể được cơ thể sinh ra sau khi khỏi bệnh hoặc chủng ngừa nhằm chống lại mầm bệnh) hay huyết tương (từ người mắc Covid-19 đã khỏi) khi đó sẽ không thể ngăn chặn sự sinh sôi của vi rút theo cách này.

Giám đốc HCDC: “Biến chủng Delta 3 ngày tạo ra một chu kỳ lây Covid-19 ở TP.HCM”

Hiện tượng hợp bào như trên dễ quan sát ở phổi của bệnh nhân Covid-19. SARS-CoV-2 sau khi hợp nhất với tế bào của cơ thể sẽ khiến các kháng thể khó nhận ra chúng, từ đó qua mặt hệ miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị trong tương lai, các chiến lược phòng ngừa và điều trị Covid-19 cần phải xem xét nhiều hơn đến khả năng hợp nhất của SARS-CoV-2 với tế bào trong cơ thể người bệnh. Bởi đây là chìa khóa quan trọng giúp hạn chế độc lực và khả năng lây lan của vi rút.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.