Loài khủng long ăn thực vật có biệt danh ghê rợn trên từng xuất hiện trên mặt đất vào khoảng 150 triệu năm trước, và được gọi tên chính thức là Chilesaurus. Khi lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của loài này, giới khoa học gia rơi vào tình trạng hoang mang do những đặc điểm cơ thể quá sức lạ kỳ của chúng. Chilesaurus là sự pha trộn của hai nhóm khủng long hoàn toàn khác biệt. Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Chilesaurus sở hữu đầu của một loài động vật ăn thịt, nhưng mặt răng phẳng lại phù hợp cho hoạt động nhai lá cây. Nghiên cứu sinh Matthew Baron của Đại học Cambridge (Anh) mô tả cơ thể Chilesaurus giống như chắp vá từ những loài động vật khác nhau, gây ngạc nhiên cho giới chuyên gia.
tin liên quan
Siêu khủng long nặng như một máy bay Boeing 737Ngày 9.8, tờ Dailymail dẫn lời các nhà khoa học, thuộc Bảo tàng Cổ sinh vật học Egidio Feruglio (Argentina), thông báo phát hiện một loài khủng long mới. Nó nặng đến mức loài Tyrannosaurus rex trông giống như một cậu bé bên chàng lực sĩ.
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Biology Letters của Tổ chức Hoàng gia Anh, đội ngũ khoa học gia của Đại học Cambridge phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London đã phân tích hơn 450 đặc điểm về giải phẫu học của các loài khủng long đời đầu, với hy vọng có thể tìm ra vị trí thích hợp cho Chilesaurus trong cây phả hệ của khủng long. Đầu tiên, các nhà khoa học cho rằng Chilesaurus thuộc về nhóm khủng long chân thú (tên khoa học là Theropoda), trong đó khét tiếng nhất là loài khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus). Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia Anh đưa ra giả thuyết loài khủng long trên là một thành viên đời đầu của nhóm gọi là khủng long hông chim (Ornithischia), với các họ hàng gồm những loài như thằn lằn mái nhà (Stegosaurus) và khủng long ba sừng (Triceratops).
Dựa trên cấu tạo về giải phẫu học, loài Chilesaurus có cấu trúc hông giống loài Ornithischia, chỉ có ở những động vật có hệ tiêu hóa phức tạp. Hệ tiêu hóa dạng này cho phép các loài ăn thực vật phát triển về mặt kích thước. Tuy nhiên, Chilesaurus lại thiếu cái mỏ đặc trưng của nhóm Ornithischia, khiến các nhà khoa học nghĩ rằng nhiều khả năng họ đã tìm được loài chuyển tiếp của hai nhóm ăn thịt và ăn chay.
“Trước đó, con người chưa tìm được bất kỳ loài trung gian nào, nên chúng ta không biết được thứ tự tiến hóa của các đặc điểm cơ thể”, theo nghiên cứu sinh Baron. Dựa trên phát hiện mới, họ ghi nhận được trong nhóm khủng long hông chim, hệ tiêu hóa phát triển trước, kế tiếp mới tới xương hàm. Từ đó, chuyên gia Baron cho rằng sự tồn tại của Chilesaurus ủng hộ giả thuyết phân nhánh trong cây phả hệ khủng long.
tin liên quan
Viết lại lịch sử nhóm động vật lưỡng cư từ hóa thạch 200 triệu năm tuổiCác nhà nghiên cứu đã sử dụng X quang 3D để nghiên cứu cặp hóa thạch nhỏ được tìm thấy từ những năm 1990, xác định chúng có niên đại đến 200 triệu năm.
“Hai nhánh đã đi theo những hướng tiến hóa khác nhau. Dường như điều này đã diễn ra do sự thay đổi về chế độ ăn ở loài Chilesaurus”, theo nghiên cứu sinh Baron. Vào đầu năm nay, một báo cáo trên chuyên san Nature cung cấp chứng cứ đề nghị cần phải viết lại toàn bộ cây phả hệ của khủng long, vì cả hai nhóm chính đều có thể bắt nguồn từ một “ông tổ”. Đây là đề xuất có thể lật ngược giả thuyết trong hơn 1 thế kỷ về lịch sử tiến hóa của khủng long.
Bình luận (0)