Giải mã người trẻ sao khoái nhậu? - Kỳ 1: Sinh viên có tiền rủ... cụng ly!

24/04/2017 14:05 GMT+7

Không ít sinh viên hiện nay xem nhậu là một phần 'không thể thiếu' trong cuộc sống. Nhậu 'tẹt ga' để thắt chặt tình bạn, thể hiện đẳng cấp... và rồi theo sau đó là những ngày chạy ngược xuôi tìm việc làm thêm vì cháy túi.

Dọc theo nhiều tuyến đường trong khu đô thị đại học Quốc gia TP.HCM (hay còn gọi là làng đại học, thuộc P.Linh Trung, Q.Thủ Đức TP.HCM và TX.Dĩ An, Bình Dương), hàng quán nhậu mọc lên như nấm sau mưa. Đáp ứng nhu cầu ăn nhậu, nhiều quán trưng ra những biển hiệu với giá cực rẻ để thu hút sinh viên.
Làng đại học lên đèn, các cung đường ven làng đại học bỗng chốc trở thành thiên đường ăn nhậu. Chỉ hơn 100.000 đồng, một nhóm 5 sinh viên đã có thể làm một chầu nhậu ngon lành.

tin liên quan

Chợ... nhậu sinh viên ở Làng Đại học
Khu chợ đêm làng đại học TP.HCM ngày càng xuất hiện nhiều hàng quán phục vụ việc ăn nhậu. Có những hàng quán trước đây chỉ thuần bán các món ăn, giờ cũng ưu tiên cho mồi nhậu...
Phố ăn nhậu giá rẻ
Theo ghi nhận của Thanh Niên, từ khi chợ đêm làng đại học (khu vực trước trường ĐH Quốc Tế TP.HCM) đi vào hoạt động, hoạt động ăn uống về đêm tại khu vực này trở nên rầm rộ. Nhiều bảng hiệu sáng rực treo dọc đường
Ngày ăn hai bữa
“Mỗi ngày mình ăn hai bữa trưa và tối hết khoảng 40.000 đồng. Số tiền còn lại chủ yếu mình chi tiêu vào các khoản như tiền điện thoại, cafe, ăn nhậu. Không đi làm thêm nên tháng nào cũng thiếu tiền phải mượn bạn bè. Lâu lâu phải gọi điện về quê xin thêm ba mẹ để trả nợ”
mời chào với các món hấp dẫn như: lẩu 49.000, các món nướng 30.000 - 70.000, ốc hút 10.000...
Sinh viên tìm đến đây “nâng ly” với 1.001 lý do: cuối tuần rủ nhậu, trời nóng quá nhậu giải khát, mới có tiền nhà gửi lên nên đi lai rai vài chai, mà không vui không buồn cũng đều ra quán nhậu. Kể về thói quen cuối tuần nào cũng đi nhậu, Nguyễn Hoàng Quân (22 tuổi, quê Quảng Nam), sinh viên năm 3 ĐH Thể dục thể thao TP.HCM cho biết: “Nhậu là bình thường, sinh viên không có việc gì, tối lại nhậu vài ly cho mát rồi về ngủ thôi. Tụi mình nhậu rất tùy hứng, hễ có đứa bạn nhắn tin "chán" là cả nhóm rủ nhau ra quán làm nồi lẩu 50.000 đồng, vài xị rượu chuối hột, giá rẻ mà có thể say với nhau, dễ nói chuyện”.
Mỗi tháng, Quân được gia đình ở quê gửi tiền qua thẻ ATM 3 triệu đồng. Khoản này Quân chia 800.000 đồng tiền trọ, phần còn lại chi tiêu việc ăn uống và đi chơi cùng bạn bè.
Dọc khuôn viên làng đại học hiện có vô vàn quán mọc lên phục vụ sinh viên với giá rất rẻ
“Mỗi ngày mình ăn hai bữa trưa và tối hết khoảng 40.000 đồng. Số tiền còn lại chủ yếu mình chi tiêu vào các khoản như tiền điện thoại, cafe, ăn nhậu. Không đi làm thêm nên tháng nào cũng thiếu tiền phải mượn bạn bè. Lâu lâu phải gọi điện về quê xin thêm ba mẹ để trả nợ”, Quân cho biết.
Còn Nguyễn Văn Cường (21 tuổi) sinh viên năm 3 Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, từ một chàng trai không biết nhậu là gì đã trở thành “cao thủ” sau vài năm theo học tại trường. Cường cho biết, lúc ở quê cứ đi học rồi về, bạn bè rủ gì cũng không nhậu. Tuy nhiên, khi lên đại học bạn bè lập nhóm chơi, mỗi khi đá bóng xong, anh em đều ngồi lại làm vài ly. "Những lúc vậy, vui theo bạn bè nên mình tập uống, đến nay "tửu lượng" cũng được hơn 10 chai bia, rượu được nửa lít", Cường khoe.
Theo Cường, mỗi tuần bạn bè rủ nhau đá bóng ba trận. Tiền sân được chia 7 - 3, đồng thời đội nào thua phải bao luôn chầu lẩu và mấy xị rượu, nên tuần nào cả nhóm cũng cụng ly, riết thành quen.
“Không chỉ riêng dịp đá bóng, mà mình còn nhậu vô chừng lắm. Hễ khi thi xong hay có sinh nhật bạn bè là mấy đứa lại rủ nhau ra quán ngồi, gọi món và bia nhậu. Có khi vui quá cả nhóm đứa nào cũng say khướt mới về đến nhà. Được cái là nhóm chỉ nhậu riêng duy nhất một quán, khách quen nên chị chủ luôn ưu tiên bán nhiều thức ăn và sẵn sàng cho ghi nợ, đầu tháng gia đình gửi tiền vào góp trả sau”, Cường cười cho biết.

Theo Cường, đi nhậu không phải chỉ để say hay giải sầu mà còn để phân tài cao thấp. Cường thường tuyển những chiến hữu có “ đô cao” để có hứng "chiến đấu", hạn chế những tay phá mồi uống vài ly đã gục. "Khi uống phải cho "tới" để thật say mà về ngủ, nếu nhậu không say tối về thao thức, sáng hôm sau dậy mệt người lắm", Cường bảo.
Xô xát, đụng độ trên bàn nhậu 
Kể về chuyện mới đầu tháng đã hết tiền, Nguyễn Đình Ngọc (23 tuổi, quê Quảng Ngãi) sinh viên năm 3 đại học Bách khoa TP.HCM cho biết, đầu tháng có tiền nên việc nhậu nhẹt cũng thoải mái, bạn gọi điện thoại rủ nhậu lúc
“Có lúc còn nửa tháng nữa gia đình mới gửi tiền vào, mà trong túi còn hơn 100.000 đồng. Mình phải nghỉ học vài hôm, theo một số bạn khác chạy phục vụ tiệc cưới ở một số nhà hàng. Làm việc từ 8 giờ sáng đến 14 giờ mới có được 110.000 đồng, đủ để sống những ngày tiếp theo”, Ngọc chia sẻ.
nào là đi lúc đó, đến khi hết tiền thì vay mượn trả sau.
“Có lúc còn nửa tháng nữa gia đình mới gửi tiền vào, mà trong túi còn hơn 100.000 đồng. Mình phải nghỉ học vài hôm, theo một số bạn khác chạy phục vụ tiệc cưới ở một số nhà hàng. Làm việc từ 8 giờ sáng đến 14 giờ mới có được 110.000 đồng, nhưng cũng đủ để sống những ngày tiếp theo”, Ngọc chia sẻ.
Còn Nguyễn Thái Sơn (21 tuổi, quê Phú Yên) sinh viên năm 2 đại học Bách Khoa TP.HCM cũng đi nhậu nhưng không theo kiểu “ chơi tới bến”. Sơn chia sẻ: “Mình không phản đối việc nhậu, nhưng phải có chừng mực, biết dừng đúng lúc. Sinh viên chủ yếu xin tiền bố mẹ chứ đâu phải giàu gì mà tuần nhậu 3 - 4 lần. Mình nhậu phải đúng thời điểm như dịp lễ chẳng hạn, uống cho vui để nói chuyện và giữ sức khỏe để học tập, chứ chơi nhiều vào đổ bệnh ai lo”.

Một số sinh viên cho biết nhậu say về ngủ mới ngon Ảnh: An Huy
Từ chuyện nhậu, đã có rất nhiều vụ gây sự đánh nhau ở làng đại học, đa số là sinh viên đã có hơi men trong người. Bà Nguyễn Thị Tâm (54 tuổi, bán tạp hóa cạnh khu chợ đêm) cho biết, có nhiều vụ sinh viên đang nhậu nói chuyện mâu thuẫn dẫn đến xô xát, cầm bàn ghế lao vào đánh nhau, đuổi nhau chạy náo loạn khu phố rất lộn xộn, phải đến khi có mặt của công an thì mọi việc mới đâu vào đấy. Nhiều sinh viên gây sự làm hỏng vật dụng của chủ quán cũng phải bỏ tiền ra đền.
Theo bà Tâm, cách đây khoảng 3 tháng, một sinh viên ngồi nhậu với nhóm bạn ở quán trong khu vực chợ đêm làng đại học. Đến khi rời khỏi quán, sinh viên này cũng đã ngà ngà say, khi chạy xe qua khu vực vòng xoay về hướng ký túc xá khu A, bất ngờ va chạm với một sinh viên khác. Hai bên không ai nhường ai dẫn đến đánh nhau, phải có sự can thiệp của mọi người ở đây thì hai bên mới chịu bỏ đi.
“Cha mẹ ở quê đi làm cực khổ lo tiền cho lên đây ăn học mà sinh viên giờ nhậu dữ quá. Các hàng quán chợ đêm ở đây tối nào cũng đông nghịt sinh viên ăn nhậu từ đầu đến cuối tuần, rồi xảy ra nhiều rủi ro mất đồ, xô xát...ảnh hưởng đến việc học tập. Không biết cha mẹ của mấy lớp sinh viên ở quê có biết con mình lên đây đi học hay là đi chơi không nữa”, bà Tâm chia sẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.