Giải mã những 'ẩn số' đằng sau ngành game

01/08/2020 08:16 GMT+7

Ngày 31.7 vừa qua, tại talkshow 'Giải mã nhân lực ngành game ' được tổ chức bởi Appota và Gamota, đã mở ra những ẩn số thú vị về ngành Game và cả cơ hội nghề nghiệp tại lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển này.

Theo báo cáo từ Appota, năm 2019 toàn Việt Nam có khoảng 50 triệu người chơi game, chiếm 51% dân số, tổng doanh thu ước tính đạt 500 triệu USD. Ước tính, nhân sự phục vụ cho ngành game cũng đang rơi vào khoảng 23.000 đến 28.000, bao gồm cả full-time, part-time, freelancer,... Con số gần 70% lượng game trong nước là các game phát hành cùng gần 200 công ty, doanh nghiệp liên quan đến ngành game (studio, developers, nhà phát hành (NPH), agency,…) cũng mở ra nhiều cơ hội và vị trí nghề nghiệp đa dạng cho giới trẻ, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao.

Ngành Game tại Việt Nam: Vẫn còn đó những hiểu lầm

Số lượng và quy mô các công ty game lớn mạnh như vậy, nhưng có một sự thật rằng, ngành Game đang còn chịu nhiều “thiếu thốn” cũng như thách thức cả về môi trường đào tạo, môi trường làm việc, hay thông tin nghề nghiệp,... Đi kèm là sự đào thải khốc liệt và áp lực đến với chính những người trong cuộc. Cùng với đó, thị trường Việt Nam cũng phần nào bó hẹp ở phát hành game, thiếu sự phổ biến cũng như người nghiên cứu và phát triển chuyên sâu, sáng tạo.
Song hành với đó, không thể không nhắc đến hàng loạt những lầm tưởng, định kiến xã hội về ngành Game như: đây không phải là một nghề, làm game không có tương lai phát triển, Game là “ngành nghề triệu USD”, làm game chỉ suốt ngày chơi game,...
Anh Vũ Anh Đức - Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia cũng nhấn mạnh: “Không nên nhìn vào người nghiện chơi game mà đánh giá cả ngành Game”. Nhận định này đã phần nào tháo gỡ những định kiến vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay về ngành nghề còn khá non trẻ nhưng đầy tiềm năng phát triển này. Ở thời điểm hiện tại, game đã mang lại nhiều tác dụng khác ngoài việc giải trí như truyền bá tính giáo dục, nâng cấp kiến thức xã hội, phổ biến văn hóa,... Cùng với đó, ngành Game không chỉ là sản xuất game, mà còn mở rộng ra nhiều loại hình công việc khác như: Marketing, Quảng cáo, Streamer, Vận hành, diễn xuất,...

Anh Vũ Anh Đức - Giám đốc Đào tạo Arena Multimedia

Ảnh: C.T.V

Thêm vào đó, những trăn trở “làm game có nhất thiết phải chơi game giỏi hay được đào tạo chuyên sâu về ngành game?” Vô hình chung, những câu hỏi đó đã trở thành rào cản, mối lo lắng đối với những ai muốn theo đuổi nghề Game. Tuy vậy, trên phương diện là một nhà tuyển dụng, chị Trang Vũ - Giám đốc Vận hành Gamota cho biết: “Không nhất thiết phải chơi game giỏi mới có thể làm game. Quan trọng là các bạn phải có tư duy nhanh nhạy, niềm yêu thích cái mới, sau đó là sự hiểu biết nhất định về sản phẩm!”.

Làm ngành game cũng tạo được thu nhập "khủng"

Có thể nói, những khách mời của buổi talkshow đã mang đến sự bất ngờ cho khán giả khi chỉ ra những lợi thế không ngờ khi làm việc trong ngành Game như: công việc thường xuyên tiếp xúc với việc chơi game giúp tư duy linh hoạt hơn, tăng cường khả năng làm việc nhóm, khả năng nắm bắt thông tin, tư duy logic, được cọ sát và thực chiến liên tục, phát huy khả năng lãnh đạo,...
“Gamota cung cấp cho các bạn những kiến thức, những kĩ năng để các bạn có thể làm được công việc của mình. Cùng với đó, Gamota cũng tạo ra môi trường thoải mái, trẻ trung, vui vẻ cũng như không gian để nhân sự có thể thay đổi vị trí công việc, khám phá và phát triển thêm năng lực bản thân, giữ được niềm đam mê với công việc. Công ty luôn đồng hành cùng nhân viên để 2 bên có thể gắn bó với nhau lâu dài nhất có thể.”, chị Trang Vũ bật mí.

Chị Trang Vũ - Giám đốc Vận hành Gamota

Ảnh: C.T.V

Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng Game là một ngành nghề vô cùng thú vị và hiện nay rất ít trường đào tạo chuyên nghiệp. Hầu hết các nhân sự đều tự học kinh nghiệm từ những người đi trước. Các nhân sự được thoải mái học hỏi khám phá, được thoải mái học hỏi, thoải mái phát triển bản thân vì nó không theo khuôn mẫu hoặc giống bất cứ ngành nghề nào khác.
Cuối cùng, một câu hỏi được vô cùng nhiều người quan tâm, đó là “mức lương” khi làm việc trong ngành Game. “Hiện nay, nhiều người thường nghĩ Streamer là một nghề triệu USD. Có thể nói đây là một nhận định không sai, nhưng cũng không hẳn là quá đúng. Sẽ là không sai đối với những người thật sự có năng lực hoặc để chỉ chung cho một hệ thống streamer nói chung. Ở thời điểm hiện tại, tôi nhận thấy được mức độ hài lòng của cả những người đồng nghiệp trong ngành game, và tôi cũng vậy”, anh Mạnh An giải thích.
Bổ sung thêm ý kiến, chị Trang Vũ cho rằng, mức lương còn phụ thuộc vào năng lực và khả năng của nhân sự, mức lương ngành game mặt bằng chung cũng cao hơn so với một số ngành nghề khác, và cơ hội về thu nhập cũng vô cùng đa dạng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.