Giải mã sự tàn bạo của Hitler

06/07/2015 05:08 GMT+7

Bệnh Parkinson có thể đóng vai trò chủ chốt trong thất bại thời chiến của Quốc trưởng Đức Quốc xã Adolf Hitler.

Bệnh Parkinson có thể đóng vai trò chủ chốt trong thất bại thời chiến của Quốc trưởng Đức Quốc xã Adolf Hitler.

Một số nhà khoa học cho rằng Hitler bị bệnh ParkinsonMột số nhà khoa học cho rằng Hitler bị bệnh Parkinson
Trong nghiên cứu gây tranh cãi vừa đăng trên chuyên san World Neurosurgery, trưởng nhóm Raghav Gupta và đồng sự ở Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho rằng căn bệnh liên quan đến thần kinh trên đã ảnh hưởng đến các quyết định trọng đại nhất của nhà độc tài, đẩy ông ta đến tình trạng ngày càng trở nên liều lĩnh và cuối cùng thất bại trước lực lượng Đồng minh. Báo cáo còn đi xa hơn khi kết luận rằng hành động tàn sát và mưu đồ diệt chủng đẫm máu dưới chỉ thị của nhà độc tài cũng phần nào xuất phát từ bệnh tật.
“Khả năng Hitler mắc bệnh Parkinson từ lâu là đề tài gây tranh cãi trong giới”, chuyên gia Gupta nhận xét, “chứng cứ dựa trên video clip cho thấy Hitler lộ ra những bất ổn về vận động, tăng tiến theo thời gian từ 1933 đến 1945”. Cho đến cuối đời, Hitler bị run tay rõ ràng, đặc biệt ở tay trái, dẫn đến suy đoán của nhiều nhà khoa học về khả năng nhà độc tài mắc chứng bệnh trên. Về mặt y học, Parkinson còn có thể gây ra dáng đi chậm chạp, tư thế cơ thể bị cong và ánh mắt đục, cùng với những rối loạn nhận thức khác như thiếu năng lực tưởng tượng và cảm thông.
Theo báo cáo trên Đài Discover, các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng của Hitler có thể ảnh hưởng đến quyết định tấn công Nga một cách hấp tấp vào năm 1941. Một cuộc nghiên cứu trước đó còn cam đoan rằng chính căn bệnh đã khiến Hitler phát lệnh xâm lược nước Nga.
Trong khi đó, báo cáo của Đại học Pittsburgh dẫn ra những quyết định tệ hại khác của Hitler, chẳng hạn như thất bại trong việc phòng thủ Normandy vào năm 1944, bên cạnh việc duy trì lực lượng Đức tại Stalingrad vào năm 1942. “Tính khí bất nhân của Hitler, thiếu hẳn lòng cảm thông và sự thương xót, cũng có thể quy cho tình trạng bệnh tật của ông, thường thúc đẩy Hitler có những hành động mà ngày nay chúng ta liệt vào dạng tàn bạo, nhẫn tâm và trái với luân thường đạo lý”, theo các tác giả.
Tiến sĩ John Murphy, Phó tổng giám đốc điều hành Bệnh viện Danbury tại New York, trước đó cũng đưa ra cùng một giả thuyết như nhóm của Giáo sư Gupta. Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản gây nên chứng Parkinson ở trường hợp Hitler có thể do chứng viêm não Von Economo, khiến não bị phồng lên sau khi nhiễm vi rút. Quốc trưởng Đức có thể mắc chứng viêm não trong giai đoạn dịch cúm hồi năm 1918, vốn giết chết hàng chục triệu người.
Tuy nhiên, báo cáo khác trên Đài Discover cũng đã vạch ra lỗ hổng bên trong giả thuyết này, vì nó không giải thích được hành vi của Hitler trước năm 1933. Có thể thấy được từ lâu trước mốc thời gian 1933, Hitler đã thể hiện tính khí vô cùng bất ổn và tiêu cực.
Một cuộc nghiên cứu được công bố vào năm 2013 của Đài National Geographic cũng cho rằng Hitler là kẻ nghiện ngập, dẫn đến việc vui buồn thất thường và khiến ông ta bị run rẩy. Giáo sư Nassir Ghaemi nhận định rằng sự lạm dụng ma túy này có thể giải thích tại sao Hitler thay đổi vào cuối thập niên 1930 và 1940.
Trong khi đó, sử gia Richard Evans của Đại học Cambridge (Anh) cho hay bác sĩ riêng đã tiêm chiết xuất từ tuyến tiền liệt và tinh hoàn của bò tơ, cũng như một loại thuốc gọi là testoviron (một dạng nội tiết tố nam), trước khi Hitler qua đêm với nhân tình trẻ Eva Braun.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.