Giải mã sức hút của kiến trúc La Mã cổ điển tại Việt Nam

24/05/2019 11:17 GMT+7

Là cội rễ ảnh hưởng sâu rộng đến các trường phái kiến trúc sau này như Pháp, Ý, Tây Ban Nha..., các giá trị tinh hoa kiến trúc Hy Lạp, La Mã luôn trường tồn theo thời gian.

Tại VN, xu hướng xây dựng các công trình với phong cách kiến trúc cổ điển vẫn được yêu thích, đặc biệt với kiến trúc La Mã.

Mang kiến trúc La Mã đến VN

Tại VN, song song với phong cách kiến trúc đương đại, các công trình lớn thường được thiết kế, xây dựng theo lối kiến trúc La Mã cổ điển. Tiêu biểu như tại quần thể vui chơi giải trí Sun World Hon Thom Nature Park ở đảo ngọc Phú Quốc, đấu trường La Mã được tái hiện qua ga cáp treo Hòn Thơm (hay còn gọi là ga An Thới). Tại đây, các chi tiết được tái hiện một cách chân thực, gần như giống nguyên bản cả về kiến trúc và kích thước. Lối kiến trúc đúng chất La Mã cổ đại với bức tường được lát đá marble đồ sộ, xung quanh là những pho tượng sừng sững.
Ngay tại TP.HCM, kiến trúc La Mã được tái hiện qua một dự án bất động sản lớn ở khu vực Thủ Thiêm (Q.2) mang tên Rome by Diamond Lotus. Dự án được dẫn dắt và thổi hồn di sản thành Rome bởi chính một bậc thầy kiến trúc người Ý, KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi - thành viên Hiệp hội Kiến trúc sư Rome, Cố vấn kiến trúc cấp cao của Phuc Khang Corporation.
Thiết kế bên ngoài dự án gây ấn tượng bởi hàng cột La Mã uy nghi, mang đến ấn tượng chắc chắn, vững chãi cho kiến trúc của tòa nhà. Nét cổ điển còn thể hiện qua các thiết kế mái vòm trên công trình, kết hợp thêm vật liệu như nhôm, kính… nhằm dung hòa tính cổ điển và hiện đại. Tuy nhiên, cũng như các công trình châu Âu khác khi du nhập vào VN, Rome by Diamond Lotus có sự biến đổi cho phù hợp với khí hậu nhiệt đới và sở thích gần gũi với thiên nhiên của người Việt.
Đắm mình giữa hồ bơi khoáng mặn vô cực tràn bờ rộng 1.100 m2 thiết kế theo phong cách bồn tắm ngoài trời của người La Mã cổ đại với những pho tượng thần thoại và mái vòm nhìn ra toàn cảnh Sài Gòn hẳn sẽ là trải nghiệm rất đặc biệt cho tất cả cư dân tương lai của dự án này. Bao quanh không gian hồ bơi là 3.000 m2 với 22 tiện ích phục vụ dành riêng cho cư dân Rome by Diamond Lotus như: business lounge, khu gym - spa - sauna, restaurant - café, quầy bar và vườn địa đàng, thư viện, vườn thiên nhiên…
Với tòa thành Rome Đông Sài Gòn, KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi và Phuc Khang Corporation kỳ vọng sẽ tạo nên một tác phẩm để đời, một di sản tương lai của người dân Sài Gòn.

Ủng hộ phát triển công trình kiến trúc cổ

Theo KTS Aldo G.Zoli Lo Prinzi, tại châu Âu đa số kiến trúc cổ đều thuộc trường phái kiến trúc La Mã. Số lượng công trình mang phong cách kiến trúc La Mã rất lớn, với các loại hình chủ yếu là đền thờ thần, các tòa nhà hành chính, thư viện, quảng trường, đấu trường, nhà hát, khải hoàn môn, cung điện… Quy mô kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, bề thế nên gây ấn tượng về sức mạnh, quyền lực và sự bền vững lâu dài.
Nhà nghiên cứu lịch sử khảo cổ Lương Chánh Tòng cho biết theo một công bố về di sản kiến trúc cổ, tại TP.HCM có hơn 40 công trình cổ có ảnh hưởng từ lối kiến trúc phương Tây. Tiêu biểu như UBND TP, Bưu điện TP, trụ sở Hải quan, Bảo tàng Mỹ thuật TP... Những trường phái kiến trúc phương Tây, bao gồm cả kiến trúc La Mã cổ điển là yếu tố thẩm mỹ được người phương Tây đánh giá cao. Họ lấy đó là nền tảng thẩm mỹ và đặt nền móng cho những quan điểm, định nghĩa về mỹ thuật. Khi người phương Tây truyền bá nền văn hóa nghệ thuật sang các nước phương Đông, trong đó có VN, những kiến trúc này đã được tiếp thu có chỉnh sửa để phù hợp với địa hình, khí hậu và cả “gu” thẩm mỹ của người phương Đông. Vì thế các công trình mang kiến trúc cổ phương Tây tại TP hiện nay còn mang đậm cả giá trị văn hóa địa phương. Tiếp thu, kế thừa chứ không bê nguyên bản. Điều đó tạo nên sự giao lưu kiến trúc độc đáo giữa phương Đông và phương Tây.
Nhà nghiên cứu Lương Chánh Tòng nhận xét tất cả đô thị lớn trên thế giới, những đô thị thu hút về cả giá trị kinh tế lẫn văn hóa, không gian cảnh quan cũng đều phải giữ được những nét truyền thống của đô thị, truyền thống văn hóa của địa phương, thể hiện qua những công trình kiến trúc cổ. Do đó, việc bảo tồn, giữ gìn những công trình kiến trúc cổ, giữ gìn truyền thống đô thị cho TP là điều vô cùng quan trọng.
Không phủ nhận luồng ý kiến cho rằng xã hội không ngừng phát triển, các công trình mới xuất hiện mang theo trường phái kiến trúc hiện đại để phù hợp với xu thế là điều tất yếu, không thể cứ mãi níu giữ quá khứ, phụ thuộc kiến trúc cổ, kéo chậm sự phát triển của xã hội nhưng nhà nghiên cứu Lương Chánh Tòng cho rằng, một công trình mới, hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của một xã hội phát triển mà vẫn kế thừa kiến trúc cổ, có được bố cục hài hòa, cách sắp xếp, thiết kế từng chi tiết một cách hợp lý sẽ mang đến giá trị rất lớn về cả mỹ thuật và văn hóa.
Các nhà nghiên cứu luôn ủng hộ các công trình hiện đại xây mới, trên một mặt bằng mới, quy hoạch mới có sử dụng, tiếp thu, kế thừa, phát triển kiến trúc cổ, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp nhu cầu, công năng của con người trong xã hội. Những công trình như vậy vừa giúp đa dạng, phong phú nền kiến trúc, vừa bao quát dòng chảy lịch sử, văn hóa, vừa không phá vỡ cảnh quan hiện đại của TP.
Nhà nghiên cứu Lương Chánh Tòng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.