Đây được xem là một phần thưởng mang tính khích lệ cho tiến trình hòa bình ở Colombia, vì thực tế nỗ lực của ông Juan Manuel Santos và các đồng sự đã đổ vỡ trong cuộc trưng cầu dân ý ở Colombia.
Kết quả bỏ phiếu ngày 2.10 cho thấy 50,22% người dân không đồng ý với một hiệp ước hòa bình giữa chính phủ Colombia và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), dẫn tới sự đổ vỡ của các thỏa thuận kéo dài 4 năm. Điều này khiến lãnh đạo Colombia bị đánh giá “mất điểm” trong cuộc bầu chọn giải Nobel Hòa bình năm nay. Tuy nhiên theo đánh giá từ trước đó, giải vẫn có thể được trao nhằm khích lệ phong trào hòa bình nơi đây.
tin liên quan
Người dân Colombia bác hiệp ước hoà bình với phiến quân FARCThe Guardian dẫn lời người phát ngôn của Ủy ban Nobel Oslo (Na Uy) hoan nghênh Tổng thống Santos, cho rằng ông đã chiến đấu vì hòa bình cho đến những ngày cuối cùng của mình trên tư cách tổng thống. Đồng thời, giải Nobel Hòa bình này cũng khiến cả ông Santos lẫn phía FARC cảm thấy có trách nhiệm với đàm phán hòa bình hơn, dù giải thích lý do không trao giải cho cả ông Santos lẫn lãnh đạo đối lập là vì “ông Santos đã nỗ lực làm tất cả”.
“Ủy ban hy vọng rằng giải thưởng Hòa bình sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ông ấy để đạt được thành công trong nhiệm vụ đầy thách thức này. Thêm vào đó, Ủy ban hy vọng trong những năm tới, người dân Colombia sẽ gặt hái những thành công trong tiến trình hòa giải”, Ủy ban cho biết.
Ông Juan Manuel Santos sinh ngày 10.8.1951, là tổng thống thứ 32 của Colombia, nhậm chức từ năm 2010. Từ năm 2012, chính quyền của ông Santos đã tham gia vào các cuộc đàm phán với FARC nhằm chấm dứt các cuộc xung đột trong nước.
Ngay sau khi thông tin được đưa ra, Lực lượng dân phòng Syria (SCD), một ứng viên sáng giá trước đó cho giải Nobel Hòa bình cũng đã đăng dòng trạng thái chúc mừng Tổng thống Santos trên Twitter. Lực lượng dân phòng Syria được đánh giá cao nhờ công tác cứu trợ, tìm kiếm nạn nhân trong cuộc nội chiến Syria, nhưng năm nay chưa được vinh danh. Dẫu vậy, họ vẫn thể hiện tinh thần tuyệt vời.
Lực lượng dân phòng Syria là một tổ chức tình nguyện được thành lập từ năm 2013, do chuyên gia tư vấn an ninh Anh James Le Mesurier khởi xướng. SCD được lập ra như một sự phản ứng đối với các đợt không kích bừa bãi tại Syria.
Sau những cuộc đào tạo liên kết với tổ chức phi chính phủ AKUT (Thổ Nhĩ Kỳ) và tổ chức tư vấn, nghiên cứu và kiến thức (ARK), năm 2014 SCD chính thức thành lập và hiện có hơn 3.000 thành viên.
Tại Syria, SCD chủ yếu hoạt động tại các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát, nhằm nhấn mạnh tính độc lập của mình với phía chính phủ, theo BBC. Nhân viên SCD có trang phục riêng, chuyên đội những chiếc mũ bảo hiểm màu trắng để phân biệt, nên cũng thường được gọi “Những chiếc mũ bảo hiểm màu trắng” (White Helmet).
|
Tính tới tháng 1.2016, SCD cho biết họ đã cứu khoảng 40.000 người. Đổi lại, khoảng 114 tình nguyện viên mũ trắng đã hy sinh.
Năm 2015, giải Nobel Hòa bình được trao cho “bộ tứ” đàm phán hòa bình Tunisia, một nhóm đã có công trong cuộc chuyển đổi dân chủ tại đất nước này. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người cũng được đánh giá cao nhờ nỗ lực đón nhận người tị nạn, sau cùng không được vinh danh.
Bình luận (0)