Giải pháp nâng cao hiệu suất công việc, giải trí và chơi game cho kỷ nguyên Covid-19

12/05/2021 10:56 GMT+7

Năm Covid-19 đầu tiên đã qua đi. Mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác phòng chống dịch, chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức.

Các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng cá nhân và game thủ dần thích nghi với cuộc sống bình thường mới thời Covid-19. Những bài học của năm 2020 đã và đang giúp chúng ta tái định nghĩa tương lai của làm việc và giải trí.

Đối với nhiều người, làm việc không còn đi đôi với việc phải đến văn phòng, thay vào đó chỉ đơn giản là hoàn thành công việc được giao. Đây cũng là cơ hội để các nhà sáng tạo nội dung hay game thủ tìm kiếm thêm lượng view cho mình, bởi những người phải làm việc tại gia trong giai đoạn Covid-19 có nhu cầu giải trí trực tuyến là cực lớn. Họ phải hướng đến việc xem video trên các nền tảng trực tuyến.

Các tổ chức hay công ty cũng chuyển dần sang mô hình làm việc linh động, đơn cử như một bộ phận nhân sự có thể làm việc từ xa trong khi những người khác đến văn phòng khi cần làm việc nhóm. Những giải đấu game cũng không còn đặt nặng phải triển khai tại chỗ, thay vào đó các tổ chức eSports tiến hành các giải đấu trực tuyến. Nhu cầu xem phim, nghe nhạc và phát hành các nội dung số dần được chú trọng. Có thể thấy, Covid-19 cũng có những tác động tích cực lên chúng ta.

Thời gian đầu của đại dịch Covid-19, người dùng đã phải xoay xở để làm việc tại nhà với thiết bị laptop có sẵn, trong khi con cái họ và người thân khác trong gia đình cũng cần máy tính để học trực tuyến, dẫn đến sự bùng nổ của mô hình văn phòng tại nhà trên toàn cầu. Theo đó, doanh thu của các nhà sản xuất máy tính cá nhân (PC) cũng tăng trưởng mạnh (thêm 13.1% trong năm 2020) ảnh hưởng bởi xu hướng làm việc tại nhà, học tập từ xa và nhu cầu tiêu dùng tăng cao bất chấp sự khan hiếm về nguồn cung ứng toàn cầu.

Santhosh Viswanathan, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Intel khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khối Kinh doanh, Tiếp thị và Truyền thông của Intel chia sẻ: "Trước đại dịch Covid-19, nhiều công ty đã tìm cách tận dụng công cụ số để hỗ trợ nhân viên làm việc linh hoạt và cơ động hơn. Trong các cuộc đối thoại với khách hàng và đối tác trên toàn khu vực APAC, chúng tôi thấy rằng nhiều lãnh đạo cân nhắc lựa chọn đầu tư trong dài hạn. Bằng chứng là họ quan tâm hơn đến các sáng kiến nâng cao trải nghiệm và năng suất của nhân viên (44%), công cụ tự động hóa (43%) và dịch vụ đám mây (41%)."

Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị phổ thông chỉ là biện pháp tạm thời. Ý tưởng làm việc, giải trí và chơi game tại nhà trong giai đoạn Covid-19 với một kết nối Wi-Fi rộng khắp đang được triển khai, việc sử dụng thiết bị dưới mức tối ưu sẽ giảm năng suất và tăng rủi ro của người dùng, cũng như công ty.

Các lợi thế của việc đồng bộ hóa hiệu năng làm việc và giải trí

Về mặt sáng tạo hay sản suất, các nền tảng tính toán chuyên dụng dành cho doanh nghiệp như Intel vPro có thể mang lại hiệu quả cao cho người dùng ngay khi xuất xưởng. Hiện nay, một số tổ chức đang có xu hướng sử dụng thiết bị phổ thông để cố gắng tiết kiệm chi phí. Các thiết bị này gặp một số hạn chế như thiếu công cụ bảo mật phần cứng tích hợp, yếu tố mà người dùng vô cùng chú trọng và thường được trang bị sẵn trong các nền tảng máy tính doanh nghiệp. Tất nhiên các thiết bị phổ thông vẫn có thể cài đặt thêm giải pháp bảo mật để ngăn chặn rủi ro ở một mức độ nào đó. Tuy vậy, một khi cài đặt các công cụ phụ trợ này, thiết bị phổ thông sẽ hoạt động chậm hơn, ảnh hưởng năng suất làm việc và chất lượng kết nối internet, đặc biệt là khi phải làm việc tại gia trong thời gian Covid-19.

Nhờ vào cải tiến chất lượng video và sự phát triển trí tuệ nhân tạo, những người dùng thường xuyên họp, giải trí và chơi game trực tuyến xuyên suốt thời kì cách ly tại nhà do Covid-19 gây ra, cho rằng các cải tiến trong công nghệ vi xử lý mới đã mang đến lợi ích thiết thực về hiệu suất như nâng cao hiệu năng ứng dụng, đăng nhập nhanh hơn, giảm tiếng ồn xung quanh khi gọi video, hoặc đơn giản là tăng tuổi thọ pin lâu hơn. Thunderbolt 4 và thế hệ Wifi tiếp theo, hay còn được gọi là Wi-Fi 6 giải tỏa nỗi lo lắng của người dùng về việc kết nối qua thiết bị ngoại vi, tăng tốc độ kết nối đáng kể, nhờ vậy họ có thể hoàn thành công việc nhanh hơn trong thời kì Covid-19.

Đồng thời, các máy thế hệ mới cũng có độ bền cao, linh kiện thay thế có thể được cung cấp trong thời gian dài hơn so với hầu hết các thiết bị phổ thông. Các chế độ bảo hành và hỗ trợ mở rộng đảm bảo người dùng có thể tiếp tục làm việc chỉ sau vài giờ gián đoạn để bổ sung hoặc thay thế linh kiện giữa tâm dịch Covid-19. Đối với các nhà sáng tạo nội dung và game thủ, nhu cầu phải sản xuất liên tục cũng sẽ là một thách thức lớn. Chơi game nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị. Vì vậy, các yêu cầu về độ bền là rất cần thiết trên các thiết bị phổ thông.

Chú trọng bảo mật trong năm 2021 và hơn thế nữa

Các chuyên gia quản lý CNTT cũng có lý do chính đáng để lo ngại về khả năng hỗ trợ đầy đủ cho người lao động làm việc chủ yếu tại nhà. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái, INTERPOL (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế) đã ghi nhận sự chuyển đổi mục tiêu tấn công mạng một cách rõ rệt: từ cá nhân và doanh nghiệp nhỏ nay là các tập đoàn lớn, chính phủ và cơ sở hạ tầng trọng yếu. Báo cáo cho thấy tội phạm đang lợi dụng các lỗ hổng bảo mật ngày càng gia tăng khi các tổ chức và doanh nghiệp gấp rút triển khai hệ thống và mạng lưới từ xa để hỗ trợ nhân viên làm việc tại nhà.

Khi xu hướng làm việc từ xa trong giai đoạn Covid-19 đang dần trở thành “thông lệ mới”, vấn đề an ninh sẽ bị tác động bởi ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, bảo mật cần được tích hợp vào nền tảng PC ngay từ phần cứng. Khả năng bảo mật nâng cao và phát hiện mối đe dọa trên phần cứng có thể song hành với phần mềm bảo mật để bảo vệ người dùng và dữ liệu công ty khỏi những rủi ro mới như Ransomware (mã độc tống tiền) và Cryptomining (đào tiền ảo).Bên cạnh công ty, những người sáng tạo nội dung hay game thủ có khối lượng cực lớn dữ liệu cá nhân quan trọng, là các nội dung số, là đối tượng hướng đến của hacker trong mùa Covid-19.

Thứ hai, sự chuyển đổi sang mô hình làm việc linh hoạt trong giai đoạn Covid-19 cũng đang đặt ra yêu cầu kết nối/ tương tác nhiều hơn bao giờ hết. Nhiều người làm việc và giải trí từ xa hơn đồng nghĩa với việc phải quản lý nhiều thiết bị từ xa hơn. Lúc này, khả năng quản lý từ xa sẽ rất quan trọng.

Thứ ba, việc đầu tư và thực hiện các biện pháp bảo mật không nên tiến hành chỉ một lần. Do các mối đe dọa an ninh mạng ngày một trở nên tinh vi, cộng đồng bảo mật và bộ phận CNTT phải làm việc chăm chỉ để tìm ra cách thức xử lý tốt hơn nữa nhằm vượt qua những rủi ro này, bởi họ không thể luôn có mặt tại hiện trường do hiệu ứng Covid-19.

Khi tiến xa hơn trong năm 2021, dưới sức ép của Covid-19, người dùng cần có cái nhìn rõ ràng về cách tối ưu hóa hiệu năng của thiết bị để đạt được hiệu quả công việc cũng như giải trí và chơi game tốt hơn, và đầu tư vào các giải pháp tạo hiệu quả đồng bộ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.