Giải pháp sáng tạo vượt qua thách thức ngành thủy sản

04/10/2017 12:53 GMT+7

Việc chuyển sang dùng nguồn đạm thực vật làm nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có nguy cơ gia tăng độc tố nấm mốc Mycotoxin, là một trong những nguyên nhân khiến cho thủy sản không đạt chất lượng và giảm năng suất.

Đây là khuyến cáo của Bayer dành cho các nhà cung cấp nguyên liệu và các nhà sản xuất thức ăn thủy sản trong phần trình bày nghiên cứu “An toàn thực phẩm nhìn từ góc độ nấm mốc bị nhiễm trong thức ăn thủy sản”, được báo cáo tại Diễn đàn thức ăn thủy sản khu vực Đông Nam Á lần thứ 9 (RAF9) vừa qua.
Ông Zaenal Amin và bà Erika Kusuma Wardani, Clariant Adsorbent SEAP chia sẻ chủ đề “An toàn thực phẩm nhìn từ góc độ nấm mốc bị nhiễm trong thức ăn thủy sản”
Ông Zaenal Amin và bà Erika Kusuma Wardani, Clariant Adsorbent SEAP chia sẻ chủ đề “An toàn thực phẩm nhìn từ góc độ nấm mốc bị nhiễm trong thức ăn thủy sản”
Trước đây, độc tố nấm mốc Mycotoxin không được quan tâm nhiều trong thức ăn thủy sản vì ít xuất hiện trong đạm bột cá. Để giảm giá thành sản phẩm, các nhà sản xuất thức ăn thủy sản đã thay thế nguồn nguyên liệu, cụ thể chuyển từ nguồn đạm bột cá thành đạm thực vật. Nguồn đạm thực vật được sử dụng làm thức ăn thủy sản gồm: bột đậu nành, cây cải, bắp, hạt bông, hạt đậu, cám gạo, bột sắn và bột mì thì luôn tồn tại nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc Mycotoxin và nguy cơ này đang có chiều hướng gia tăng khi nguyên liệu được cung cấp không có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình sản xuất và lưu trữ thức ăn thủy sản, Bayer đề xuất sử dụng hợp chất khoáng Kerolite-Saponite Mixed Layer Clay (KMSL) giúp làm gắn kết độc tố nấm mốc Mycotoxin để đảm bảo dinh dưỡng thủy sản.
Giải pháp sáng tạo vượt qua thách thức
Tại diễn đàn, Bayer cũng công bố một công trình nghiên cứu khác là “Bổ sung hợp chất lysophospholipid vào khẩu phần ăn là giải pháp tối ưu hóa hấp thụ thức ăn ở tôm, giúp tôm phát triển tốt”.
Toàn cảnh diễn đàn Thức ăn Thủy sản khu vực Đông Nam Á lần thứ 9
Toàn cảnh diễn đàn Thức ăn Thủy sản khu vực Đông Nam Á lần thứ 9
Bên cạnh protein, lipid và carbohydrate thì lysophospholipid là một hợp chất nhũ hóa, khi bổ sung vào khẩu phần ăn sẽ giúp cho tôm cá hấp thụ thức ăn tốt hơn. Hợp chất này đã được thử nghiệm thực tế trên cá điêu hồng do Bayer phối hợp cùng PGS-TS Lê Thanh Hùng, nguyên Trưởng khoa Thủy sản Trường đại học Nông Lâm TP.HCM tiến hành nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 10.2017. Kết quả cho thấy với liều 0,1% lysophospholipid (trong thuốc Lipidol A hoặc Lipidol B của Bayer) có trong khẩu phần ăn cá điêu hồng sẽ giúp giảm được năng lượng 100 calo/kg tương đương khẩu phần 1,6% - 1,8% béo. Việc bổ sung hợp chất lysophospholipid vào khẩu phần ăn là giải pháp tối ưu hóa hấp thụ thức ăn ở thủy sản, giúp thủy sản phát triển tốt hơn.
Diễn đàn thức ăn thủy sản khu vực Đông Nam Á lần thứ 9 (RAF9):
Dinh dưỡng thủy sản, nguyên liệu thức ăn và quản lý thức ăn tốt hơn trong nuôi trồng thủy sản là chủ đề của RAF9, do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức nhằm giới thiệu những nghiên cứu và công nghệ tiên tiến đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu cung cấp thức ăn chất lượng cao cho ngành thủy sản.
Diễn đàn quy tụ gần 150 đại biểu là các nhà khoa học về dinh dưỡng thủy sản, các đơn vị cung cấp nguyên liệu làm thức ăn, các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, chủ trang trại nuôi thủy sản trong khu vực Đông Nam Á.
PGS-TS Nguyễn Văn Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cho biết: “Diễn đàn thức ăn thủy sản khu vực Đông Nam Á lần thứ 9 là cơ hội không thể bỏ lỡ cho các nhà khoa học, kỹ thuật viên, doanh nghiệp, nông dân và các nhà quản lý từ các nước Đông Nam Á thảo luận cũng như tìm ra các giải pháp giải quyết các vấn đề mà ngành nuôi trồng thủy sản phải đối mặt, đồng thời phát triển những ý tưởng sáng tạo giúp ngành vượt qua những khó khăn hiện tại”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.