Đối với các doanh nghiệp, việc chủ động được nguồn ngoại tệ để linh hoạt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ là chìa khóa để quyết định thành công. Để hiện thực hóa điều này, sử dụng dịch vụ của ngân hàng một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tìm được “chìa khóa” cho vấn đề.
|
Khó khăn đầu vào ngoại tệ
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, chỉ các doanh nghiệp có thể chứng minh có nguồn ngoại tệ tái tạo trong tương lai và có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ mới có thể vay vốn bằng ngoại tệ. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp, mặc dù thực sự có nhu cầu vay ngoại tệ để phục vụ sản xuất, kinh doanh nhưng sản phẩm làm ra chỉ bán trong nước nên không chứng minh được là có ngoại tệ để trả, do đó, mỗi khi cần ngoại tệ để thanh toán hợp đồng, doanh nghiệp buộc phải mua ngoại tệ từ ngân hàng.
Giải pháp lợi đôi đường
Để gỡ cái khó khăn cho doanh nghiệp, vừa qua, nhiều ngân hàng đã triển khai các công cụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điển hình là dịch vụ bao thanh toán. Cụ thể, với dịch vụ bao thanh toán, sau khi doanh nghiệp có hợp đồng nhập khẩu, các ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay vốn bằng cách thanh toán tiền mua hàng hóa cho đối tác nước ngoài, sau đó, doan nghiệp sẽ từng bước trả nợ cho ngân hàng. Hiện nay nhiều ngân hàng cũng đã triển khai chuỗi sản phẩm tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ khâu thu mua cho đến khâu bao thanh toán hàng hóa.
Bên cạnh đó, giải pháp về mở L/C bằng đồng ngoại bảng (UPAS L/C - Usance Paid At Sight L/C) cũng đã được nhiều ngân hàng, mới đây nhất là VPBank khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng để giải quyết bài tòan về nguồn ngoại tệ thanh tóan cho đối tác.VPBank UPAS L/C là Thư tín dụng trả chậm do ngân hàng phát hành dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu tài trợ vốn với lãi suất thấp. Các doanh nghiệp xuất khẩu được Ngân hàng tài trợ của VPBank thanh toán tiền hàng ngay, trong khi nhà nhập khẩu (bên yêu cầu mở L/C) được phép trả tiền hàng chậm.
Ưu điểm của UPAS L/C là cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán trả chậm tối đa lên tới 180 ngày với phí trả chậm rất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay USD thông thường; hỗ trợ nhà nhập khẩu có được giá tốt trong hợp đồng ngoại thương vì đối tác xuất khẩu vẫn nhận được tiền ngay mà không bị ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được hỗ trợ tối đa thời gian xử lý chứng từ, với thủ tục đơn giản, thuận tiện và hệ thống ngân hàng đối tác.
Đại diện VPBank cho biết: “trong bối cảnh lãi suất tiền đồng đang có xu hướng tăng thì việc sử dụng UPAS L/C so với việc vay tiền đồng và mở L/C có thể giúp doanh nghiệp nhập khẩu giảm tới 50% chi phí. Tổng mức phí doanh nghiệp nhập khẩu cần trả tối đa 4.5% trong khi lãi vay tiền đồng ngắn hạn trung bình vào thời điểm này là 9%. Doanh nghiệp nên khai thác loại hình tài chính này để đón tối ưu hóa dòng vốn của mình.
Bình luận (0)