Nhóm học sinh này thu gom các nguyên vật liệu đã qua sử dụng như: ống nước, mặt bàn cũ, vỏ chai nước suối, hệ thống lò xo của bộ thực hành môn công nghệ, bộ phận bánh răng của máy in… Sau khi phác họa trên máy tính, nhóm đã tính toán kích thước, đo lượng nước để mô hình vận hành qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn áp dụng những công thức vật lý, hóa học khác nhau nên các thành viên phải làm việc hết sức cẩn thận, tỉ mỉ.
|
Để giải phóng sức người khi muốn kéo một đồ vật lên cao, các nhà khoa học nhí đã cho 2 viên vitamin C vào chai nước suối thể tích 500 ml sau đó lật ngược chai, trên nắp chai có gắn một ống mao dẫn. “Áp suất viên sủi sinh ra sẽ đẩy lượng nước trong bình chảy qua ống mao dẫn xuống đầu nhọn của ống tiêm đẩy các pít tông lên cao tạo lực cho lò xo chuyển động. Toàn bộ thành thế năng đàn hồi của lò xo chuyển hóa thành động năng của viên bi đi vào máng nghiêng làm bánh răng chuyển động kéo ròng rọc đẩy đồ vật lên cao”, Công Duy diễn giải nguyên tắc hoạt động.
Nguyễn Lý Minh Thi chia sẻ về dự định trong tương lai: “Nhóm sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tái chế đồ vật mình muốn bỏ đi thành những sản phẩm hữu dụng cho cuộc sống và góp phần thiết thực vào việc bảo vệ môi trường. Sắp tới các thành viên của nhóm sẽ vào học lớp 10 ở các trường khác nhau, tuy nhiên cả nhóm đã lên kế hoạch để tập hợp lại chế tạo nhiều sản phẩm như: tên lửa nước, máy bắn pháo bông…”.
Bích Thanh
>> Sáng tạo trẻ: Máy cày của Tuấn “điên”
>> Tôn vinh 76 nhà sáng tạo trẻ
>> Sáng tạo trẻ
>> Festival Sáng tạo trẻ toàn quốc lần 3
>> Festival Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ nhất
Bình luận (0)