Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa 10, vấn đề này cũng “nóng” lên.
Trước đó, từ năm 1992, Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu (Công ty vàng Bồng Miêu) được Bộ Công nghiệp nặng cấp phép khai thác khoáng sản vàng gốc tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu, đến năm 2016 giấy phép hết hạn.
Tháng 7.2017, Bộ TN-MT phê duyệt kế hoạch triển khai nhiệm vụ đóng cửa mỏ vàng, năm 2018 TAND tỉnh Quảng Nam cũng ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.
Thế nhưng, phải sau 7 lần đề nghị của địa phương, mỏ vàng này mới hoàn tất thủ tục để đóng cửa. Trong quá trình chờ đóng cửa, tình trạng khai thác vàng trái phép ở đây diễn ra nhức nhối, gây ra nhiều hệ lụy, bức xúc trong nhân dân.
Lực lượng chức năng xóa bỏ nhiều lán trại tại mỏ vàng Bồng Miêu |
C.X |
Đáng nói, thời gian gần đây nạn khai thác vàng trái phép tại khu vực mỏ Bồng Miêu lại rộ lên và có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng H.Phú Ninh và tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hàng chục đợt kiểm tra, truy quét, tiêu hủy hàng trăm công cụ hỗ trợ khai thác vàng trái phép. Gần nhất đã phá hủy 7 máy nổ, 17 lán trại và các công cụ, phương tiện khác có liên quan...
Một lãnh đạo Huyện ủy Phú Ninh cũng thừa nhận, tình trạng khai thác vàng tại khu vực mỏ Bồng Miêu kéo dài nhiều năm không chỉ gây mất an ninh, trật tự, gây ô nhiễm môi trường mà còn có nguy cơ chết người.
Để triệt xóa tận gốc nạn khai thác vàng trái phép, phương án tốt nhất là chính quyền địa phương cần có chính sách đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người dân để họ có cuộc sống ổn định, từ bỏ hoạt động khai thác vàng trái phép. Đặc biệt, cần phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường trên địa bàn.
Bình luận (0)