Giai thoại thể thao ngày thống nhất: Ra đi và trở lại với quần vợt Việt

28/04/2015 05:58 GMT+7

Từng là HLV đội tuyển quần vợt VN dự Davis Cup giai đoạn 1972 - 1975, rời VN năm 1975, khi trở lại quê hương, Việt kiều Mỹ Huỳnh Phú Quý có công đưa giải quần vợt nhà nghề Heineken vào VN.

Từng là HLV đội tuyển quần vợt VN dự Davis Cup giai đoạn 1972 - 1975, rời VN năm 1975, khi trở lại quê hương, Việt kiều Mỹ Huỳnh Phú Quý có công đưa giải quần vợt nhà nghề Heineken vào VN.
Ông Huỳnh Phú Quý tại cụm sân quần vợt Kỳ Hòa 2 - Ảnh: Nhựt QuangÔng Huỳnh Phú Quý tại cụm sân quần vợt Kỳ Hòa 2 - Ảnh: Nhựt Quang
Trở về vì tiếng gọi quê hương
Ông Huỳnh Phú Quý, sinh năm 1939, từng là VĐV xếp hạng 5 đơn nam quần vợt VN năm 1969, sau đó là HLV đội tuyển VN (gồm các danh thủ Võ Văn Bảy, Võ Văn Thành, Lưu Hoàng Đức, Lý Aline An, Tạ Duy Báu...) tham dự Davis Cup khu vực châu Á từ 1972 - 1975. Gia đình ông có những người chơi quần vợt thành tích tốt như: Huỳnh Văn Gia (cha) và Huỳnh Văn Mỹ (bác ruột) vô địch đôi toàn quốc năm 1946; Pierre Huỳnh Phú Quý (con) vô địch đôi nam nữ toàn quốc 2001; Wendy Huỳnh (con) hạng 14 trẻ thế giới năm 1989, được tham dự 3 giải Grand Slam trẻ thế giới (Wimbledon, Úc và Pháp mở rộng); Huỳnh Mai Huỳnh (con) vô địch đơn nữ toàn quốc từ 2001 đến 2005 và 2 HCĐ SEA Games; con rể Nguyễn Đình Bảo Trị từng là HLV đội tuyển quốc gia.
Thời điểm lịch sử năm 1975, cũng như một số VĐV thể thao khác, ông phân vân chuyện đi ở. Lúc đó ông nhớ lại: “Trước 30.4, tôi có đi đảo Guam (Mỹ) và nhận thấy nơi đây cuộc sống nhẹ nhàng, thanh bình nên tôi đã có ý định sang định cư, rồi tôi lên đường sang đó. Tại đây, tôi vô địch đơn 10 năm liên tiếp, sống nhờ dạy quần vợt và là Chủ tịch Liên đoàn Quần vợt ở đảo này”. Sống ở nước ngoài nhưng lòng vẫn nghĩ về quê hương, ông Quý kể lại: “Tôi vẫn theo dõi từng bước khôi phục của quần vợt VN sau ngày thống nhất, vẫn trao đổi thường xuyên với bạn bè ở VN, nắm bắt được chính sách mở cửa và hội nhập của Chính phủ VN nên đến năm 1989, tôi quyết định trở về. Ngoài việc chăm sóc mẹ già, tôi đầu tư sản xuất nước suối có công nghệ thổi chai nhựa PET đầu tiên tại VN”.
Ông Quý kể: “Bất ngờ vào đầu thập niên 1990, Thủ tướng Võ Văn Kiệt biết tôi có quan hệ với Liên đoàn Quần vợt thế giới (ITF) nên yêu cầu tôi liên hệ để sớm tổ chức các giải nhà nghề tại VN. Lúc đó, nước mình chưa có sân nào có khán đài tối thiểu 2.000 chỗ ngồi đạt tiêu chuẩn của ITF nên tôi đề nghị làm từng bước: tổ chức các giải quốc tế trước, đồng thời xây sân đúng tiêu chuẩn để tổ chức giải nhà nghề. Thế là, tôi cho sơn sửa lại và ráp đèn để tổ chức tạm một giải quốc tế tại sân của Nhà văn hóa Lao động TP.HCM (chỉ có khoảng 500 chỗ đứng, không có khán đài) với sự tham dự của một số tay vợt mạnh trong nước và Việt kiều ở Úc, Pháp...”.
Chỉ trong vòng 4 tháng, ông và các thân hữu lo luôn phần thủ tục, thiết kế lẫn thi công để hoàn tất sân quần vợt Lan Anh; tiếp đó làm việc với ITF để bắt đầu tổ chức các giải nhà nghề mang tên Heineken trên sân này. Việc tổ chức các giải nhà nghề này tại CLB Lan Anh không chỉ giúp các tay vợt trong nước có thêm cơ hội cọ xát với các tay vợt quốc tế trình độ cao mà còn tạo được uy tín cho quần vợt VN với bạn bè quốc tế. BTC ITF đã trao giải cho VN là nơi tổ chức thành công nhất về công tác thi đấu và tổ chức giải năm 1994.
Ghi vào kỷ lục thế giới ở Davis Cup
Làm HLV cho đội tuyển quốc gia tham dự giải đồng đội nam thế giới (Davis Cup) nhiều năm, ông có nhiều hiểu biết về các tay vợt nổi danh mà người ngoài cuộc ít biết được. Năm 1972, đội tuyển VN thắng đội Đại Hàn (tên cũ của Hàn Quốc) 3-2 trên sân nhà trong Davis Cup. Năm 1973, đội VN lại đấu tiếp với đội Đại Hàn trên sân khách. Cặp đôi Võ Văn Bảy - Võ Văn Thành đoạt đến 3 HCV tại SEA Games 1959, 1961 và 1969. Có một trận thắng đặc biệt ở Davis Cup 1973 của đôi này do ông chỉ đạo được ghi vào kỷ lục quần vợt thế giới là “trận thắng đầu tiên và duy nhất ở Davis Cup với tỷ số 3-0 và cả 3 séc đều thắng 6/0” tại Đại Hàn. Trong giải này, đội VN thua đội Đại Hàn cả 4 trận đơn, chỉ có 1 trận thắng đôi thì được ghi vào kỷ lục!
Với kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, ông Quý cho biết: “Đất nước thống nhất sau năm 1975 đã từng bước mang lại rất nhiều thay đổi từ sinh hoạt đến cuộc sống tốt đẹp cho nhiều người. Riêng tôi được tạo điều kiện đầu tư nên tiếp tục xây dựng các sân quần vợt đúng chuẩn quốc tế tại nhiều quốc gia ở châu Á (Ấn Độ, Singapore, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Campuchia...) và nhiều tỉnh thành trong nước, góp phần đẩy mạnh phong trào tập luyện mạnh mẽ môn quần vợt đến với đông đảo quần chúng”. Năm 2001, ông tiếp tục xây dựng xong 10 sân quần vợt (6 sân có mái che) tại công viên Kỳ Hòa 2 (Q.10, TP.HCM) và chuyển về đây hoạt động từ đó đến nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.