Sau khi khởi động cuộc thi thiết kế trang phục cho đại diện Việt Nam tại
Miss International Queen, ban tổ chức nhận về nhiều bản vẽ độc đáo. Mới đây, thiết kế
Cầu tõm - 9 củ thành 10 nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng khi lấy ý tưởng từ hình thức nhà vệ sinh ở nông thôn. Bản vẽ do Lý Thị Út Lành (sinh năm 2004) lên ý tưởng. Về mặt hình thức, bộ trang phục sử dụng mô hình gỗ, phần phía dưới tái hiện hình ảnh dòng nước với các chú cá. Khi trình diễn, người mặc cầm trên tay giấy vệ sinh, tháo gỡ phần mô hình để khoe vóc dáng.
Trang phục dân tộc cho Hoa hậu Chuyển giới lấy ý tưởng từ cầu tõm gây tranh cãi
|
Chia sẻ về thiết kế của mình, Út Lành cho biết bản thân muốn truyền tải nét
văn hóa rất riêng trong đời sống của
người Việt Nam. Thí sinh này thừa nhận: “Có thể hơi táo bạo trong ý tưởng nhưng với tôi và rất nhiều người Việt, cầu tõm là một phần ký ức tuổi thơ hồn nhiên và hài hước, gắn liền với con sông, bờ đê... cùng những con người chân chất, thật thà ở vùng quê nghèo". Thậm chí, tác giả bản vẽ này còn nhấn mạnh: “Có thể nói, cầu tõm chính là nét văn hóa rất riêng của người Việt chúng ta, ai chưa một lần trải nghiệm thì qua bộ trang phục có thể hiểu hơn về “hạnh phúc giản đơn” này”.
Nhiều người cho rằng thiết kế lấy ý tưởng từ cầu tõm không phù hợp để mang lên sân khấu quốc tế
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Bản vẽ nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng với hơn 2.400 lượt thích và hàng trăm bình luận. Trên Fanpage chính thức của Miss International Queen Vietnam, nhiều người dành lời khen ngợi cho ý tưởng độc đáo của Út Lành. Một tài khoản bình luận: “Nó gợi cho mình những ký ức từ thời cả gia đình còn khó khăn. Cảm ơn tác phẩm này, có thể mọi người đang cười đùa về nó nhưng đối với mình, nó xứng đáng vào chung kết". “Ngày càng có những thiết kế táo bạo", người xem khác đánh giá. Một cư dân mạng cho hay: “Ý tưởng táo bạo như này cần được ủng hộ, vì một sự can đảm không thể đùa được".
Tuy nhiên, đa phần các ý kiến đều không hài lòng với thiết kế này. Họ cho rằng đây là cuộc thi lựa chọn trang phục cho đại diện Việt Nam tại Miss International Queen nên việc mang Cầu tõm - 9 củ thành 10 lên sân khấu quốc tế vừa không thể hiện được nét văn hóa, truyền thống dân tộc, vừa không phù hợp. Một cư dân mạng chỉ trích: “Thô tục, có đọc kỹ cái tiêu đề là thiết kế trang phục dân tộc không vậy? Không hiểu nổi, ý tưởng đồng ý là táo bạo và nổi trội nhưng làm ơn trong khuôn khổ”. Người xem khác hài hước: “Bộ trang phục dân tộc bốc mùi nhất mọi thời đại". “Thi thiết kế trang phục dân tộc chứ đâu phải thi vẽ tranh sáng tạo. Mong các bạn lưu ý", một cư dân mạng nhắc nhở.
Được biết, đây là lần đầu tiên đơn vị nắm bản quyền tổ chức cuộc thi thiết kế
trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại
Miss International Queen 2021. Ngoài
Cầu tõm - 9 củ thành 10, nhiều bản vẽ khác như
Cô ba nước mía, Vị ngọt quê hương... cũng được khen ngợi, quan tâm.
Thiết kế Dừa thể hiện hình ảnh người con gái cần cù, sáng tạo
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Trân Đài trở thành đại diện Việt Nam tại Miss International Queen 2021. Vì vậy, nhiều thiết kế lấy ý tưởng từ xe nước mía, hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của người đẹp để dự thi
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Vị ngọt quê hương sử dụng kết cấu của xe nước mía, ly thủy tinh theo phong cách ngày xưa. “Ngoài những loài cây trân quý của dân tộc thì mía gợi lên được sự mộc mạc, ngọt ngào như tình cảm quê hương mình”, tác giả bản vẽ cho hay
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Áo dài Tailor được lấy cảm hứng từ những nhà may áo dài xưa, toát lên hình ảnh một quý cô trẻ trung, thời thượng
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Chuyển mình lấy hình ảnh sâu hóa nhộng để thành bướm, cũng giống như hình ảnh người chuyển giới phải trải qua nhiều khó khăn để tìm lại chính mình. Thiết kế này đề cao tính hiệu ứng trên sân khấu
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Xôi chiên và cá viên chiên được lấy ý tưởng từ món ăn vặt quen thuộc, có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu trên đường phố Việt Nam
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Về thiết kế Đèn dầu, tác giả Hồ Hiếu Nghĩa cho biết đây là một vật dụng giữ lửa, gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người và cũng là biểu hiện cho những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc
Ảnh: Fanpage Miss International Queen Vietnam
|
Bình luận (0)