Sau khi Thanh Niên và 5 tờ báo khác cùng phản ánh vụ mẫu gốc tượng đài Thánh Gióng bị phá hủy, ông Phạm Quang Long - Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội - trả lời báo chí: “Tượng Thánh Gióng bằng đồng dựng trên núi Vệ Linh mọi người thấy mới gọi là bản gốc. Mẫu thạch cao mà phóng viên nhầm lẫn trong tên gọi ấy chỉ là khâu trung gian. Vai trò của mẫu trung gian trong quá trình dựng tượng coi như đã xong. Người ta không cần lưu mẫu này nữa sau khi hội đồng đã nghiệm thu”.
Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội đồng lý luận - phê bình mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: “Rất có thể ông Long đã nhầm lẫn bản trung gian với nguyên bản gốc, vì bản trung gian là bản thạch cao F1 (tỷ lệ 1/1) dùng để đúc tượng đồng, sau khi đúc xong người ta có thể hủy bỏ bản trung gian F1 này... Còn với bản mẫu gốc thạch cao tượng đài Thánh Gióng của nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân, chúng ta có thể coi đấy là nguyên bản với nhiều giá trị và là bản quyền tác giả của anh Xuân cả về tinh thần lẫn vật chất”.
Ông Bảo dẫn chứng: Tượng đúc bằng đồng kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Hải được dựng ở cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên chính là bản phóng to của nguyên mẫu tượng đài thạch cao đang được Bảo tàng Mỹ thuật trưng bày sau khi mua lại từ tác giả.
Việt Chiến
Bình luận (0)