Hôm nay (18.7), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) công bố ca ghép tế bào gốc (ghép tủy) với phương pháp lưu trữ tế bào gốc ở nhiệt độ -80 độ C đã thành công. Đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước áp dụng phương pháp này. Đặc biệt, phương pháp mới giúp giảm hơn ½ chi phí ghép cho bệnh nhân.
tin liên quan
BV ĐH Y Dược TP.HCM đoạt giải nhất 'Video phẫu thuật nội soi cắt gan'Nhóm nghiên cứu Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM vừa được trao giải nhất 'video phẫu thuật nội soi cắt gan' tại Hội nghị của Hội Phẫu thuật Nội soi cắt gan thế giới, tổ chức lần đầu tiên tại Paris từ ngày 6 - 8.7.2017
Bệnh nhân Dương Văn Quang (50 tuổi, ngụ Phan Thiết, Bình Thuận) khởi bệnh từ tháng 8.2016. Khi đó, ông bị nổi hạch vùng cổ. Sau thời gian điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng không giảm, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Trong thời gian này, bệnh nhân kèm them sốt, sụt cân, khó thở và đã có hạch toàn thân. Các hạch to xuất hiện nhiều ở cổ, nách, bẹn, với kích thước khoảng 3x4 cm; hạch di động và không đau.
Qua khám lâm sàng và các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư hạch (đây là một dạng của ung thư máu - PV).
Bệnh nhân đã được hóa trị 8 đợt và sau đó thực hiện ghép tế bào gốc tự thân (dùng tế bào gốc của chính bệnh nhân để ghép cho bệnh nhân - PV).
Qua hơn 1 tháng được ghép, bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe và trở về đời sống bình thường.
|
Điều đặc biệt là bệnh nhân được ghép tế bào gốc từ phương pháp trữ đông mới, với chi phí giảm hơn 50% so với phương pháp cũ.
Bác sĩ Lê Phước Đậm, Phó Đơn vị ghép tế bào gốc, Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: Với kỹ thuật mới, bệnh viện có thể lưu trữ bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ -80 độ C. Trước đây, có hai phương pháp lưu trữ tế bào gốc là: lưu trữ ở nhiệt độ -196 độ C (có thể lưu trữ 20 năm) hoặc 4-6 độ C (chỉ lưu trữ được 72 giờ).
Kỹ thuật mới bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ -80 độ C có thể giúp lưu trữ kéo dài 5 năm (với tỉ lệ sống của tế bào gốc hơn 80%). Trang thiết bị và chi phí để lưu trữ tế bào gốc ở nhiệt độ này ít tốn kém hơn việc lưu trữ ở -196 độ C. Vì vậy, chi phí để thực hiện một ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhân cũng được kéo giảm.
tin liên quan
Cứu bệnh nhân 15 năm 'tự chữa' biến chứng do tiêm silicon dỏm
Ngày 1.4, TS.BS Trần Đăng Khoa (Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Khoa Thảo, TP.HCM) đã nạo toàn bộ silicon mắt phải, cắt lọc mô thâm nhiễm và tái tạo lại mí mắt cho bệnh nhân do bệnh nhân bị biến chứng tiêm silicon lỏng không rõ nguồn gốc.
“Phương pháp bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ -80 độ C và -196 độ C đều mang lại hiệu quả ghép như nhau. Riêng phương pháp bảo quản ở nhiệt độ -80 độ C có thêm ưu điểm về mặt chi phí (rẻ hơn), tác dụng phụ liên quan đến dung dịch bảo quản hiếm gặp hơn”, bác sĩ Đậm cho biết.
Được biết, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc với phương pháp bảo quản -196 độ C khoảng 100 triệu đồng. Trong khi đó, với việc lưu trữ ở -80 độ C, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc khoảng 20-50 triệu đồng.
|
Theo bác sĩ Thanh Thanh, Phó khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, việc lưu trữ tế bào gốc ở nhiệt độ -80 độ C chỉ ứng dụng cho tế bào gốc máu ngoại vi, không lưu trữ được máu cuống rốn. Vì vậy, đây là phương pháp hiệu quả đối với điều trị cho bệnh nhân cần lấy tế bào gốc để ghép ngay.
Hiện tai, ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số bệnh về máu. Có hai phương pháp ghép tế bào gốc là ghép tự thân và đồng loại (tế bào gốc được lấy từ người cho thích hợp), với nguồn tế bào gốc từ tuỷ xương, máu ngoại vi và máu cuống rốn.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được ghép tế bào gốc tự thân đối với bệnh ung thư hạch và đa u tủy xương.
tin liên quan
Điều trị chấn thương tủy sống bằng cấy ghép tế bào gốcLần đầu tiên, phương pháp cấy ghép tế bào gốc trong điều trị chấn thương tủy sống đã được áp dụng tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Bình luận (0)