Không chỉ gây tác hại đến xương, ăn nhiều muối còn là nguyên nhân làm suy thận. Theo các nguyên cứu khoa học, 70% số bệnh nhân sỏi thận có thói quen ăn mặn nhiều lần so với những người ăn nhạt. Chất natri có tác dụng giữ nước nên ngoài việc làm chậm quá trình thải độc tố cơ thể qua đường bài tiết, nó còn giữ lại chất vôi và cặn cứng, lâu ngày sẽ dẫn đến lắng đọng sỏi. Tờ Daily Mail còn dẫn nguồn tin từ giới chuyên gia cho biết, những người thường xuyên ăn mặn rất dễ mắc bệnh tăng huyết áp, từ đó dẫn đến tai biến mạch máu não và suy tim.
Vậy làm thế nào để giảm được lượng muối trong khẩu phần ăn? Theo khuyến cáo của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), mức tiêu thụ natri cho người lớn là 2,3 gr mỗi ngày, tức tương đương khoảng 6 gr hay 1 muỗng cà phê muối/người dùng/ngày. Trong đó, tính luôn lượng muối có trong nước chấm và thực phẩm đã chứa muối sẵn.
Muối không chỉ hiện diện trong các gia vị mặn, mà còn có trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn. Do đó cần hạn chế thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh. Tránh lạm dụng muối trong việc bảo quản và chế biến thức ăn. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả cũng là cách giảm bớt lượng muối hấp thu vào cơ thể.
Hạ Yên
>> 7 cách điều chỉnh khẩu phần ăn
>> Khẩu phần ăn: Cần cân đối đạm động vật và đạm thực vật
Bình luận (0)