Nhiều nghiên cứu trong những năm qua đã liên kết việc tiêu thụ thịt đỏ với bệnh tim mạch và ung thư.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào tác hại tiềm tàng của thịt đỏ, nhưng lại không xem xét và so sánh với chế độ ăn khác.
tin liên quan
Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi bạn giảm ăn thịt đỏ?Các nhà nghiên cứu từ Harvard (Mỹ) đã tiến hành phân tích tác động của thịt đỏ đối với bệnh tim mạch so với các loại thực phẩm khác. Kết quả được đăng trên tạp chí Tuần hoàn máu của Mỹ.
Cách tiếp cận mới này cho phép các nhà nghiên cứu kiểm tra một khía cạnh khác của vấn đề. Tiêu thụ thịt đỏ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, đặc biệt là ở Mỹ, nơi tiêu thụ thịt đỏ trên đầu người vào năm 2018 là hơn 90 kg, nghĩa là gần 250 gram mỗi ngày, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Trong nghiên cứu mới nhất này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 36 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, bao gồm tổng cộng 1.804 người tham gia.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét huyết áp và nồng độ cholesterol, triglyceride và lipoprotein trong máu ở những người ăn chế độ ăn nhiều thịt đỏ.
tin liên quan
5 thói quen xấu bác sĩ khuyên nên bỏ ngay!Sau đó, so sánh những giá trị này với những người ăn nhiều thực phẩm khác, như thịt gà, cá, carbohydrate, các loại đậu, đậu nành hoặc các loại hạt.
Tác giả chính của nghiên cứu, Marta Guasch-Ferré, thuộc Đại học Harvard cho biết nghiên cứu này đã tiến thêm một bước là so sánh cụ thể giữa chế độ ăn nhiều thịt đỏ so với chế độ ăn nhiều loại thực phẩm khác.
Kết quả cho thấy thay thế thịt đỏ bằng nguồn protein chất lượng cao giúp giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Các kết quả phù hợp với các nghiên cứu dịch tễ học dài hạn, cho thấy ăn các loại hạt và nguồn protein thực vật khác sẽ có nguy cơ đau tim thấp hơn so với ăn thịt đỏ, các tác giả cho biết.
Các phát hiện cũng cho thấy sự không nhất quán trong các nghiên cứu trước đây về tác động của thịt đỏ đối với các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể một phần là do không kết hợp so sánh với một chế độ ăn nào khác. Họ đề nghị các nghiên cứu trong tương lai nên so sánh cụ thể.
Vì câu hỏi "thịt đỏ tốt hay xấu” sẽ không có hiệu quả, mà phải “so với cái gì”, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Nếu bạn thay thế bánh mì kẹp thịt bằng bánh quy hoặc khoai tây chiên, bạn sẽ không khỏe mạnh hơn. Nhưng nếu bạn thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein thực vật lành mạnh, như các loại hạt và đậu, bạn sẽ có được lợi ích cho sức khỏe.
Các tác giả khuyến nghị nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ ăn Địa Trung Hải - khuyến khích ăn cá, trái cây và rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, vì lợi ích sức khỏe và để thúc đẩy sự bền vững môi trường.
Bình luận (0)