Giang sơn mỹ nhân làm gì khi bị gọi là “Clash of clone”?
Có nhiều điềm tương đồng với trò chơi nổi tiếng Clash of clans, Giang sơn mỹ nhân đang cố gắng chứng tỏ mình là một game Việt Nam thật sự đáng thưởng thức.
Tự động phát
Là tâm điểm thu hút sự chú ý của không chỉ game thủ mà cả các trang tin game trong thời gian vừa qua, tựa game thả quân chiến thuật thuần Việt mang phong cách siêu bựa có tên Giang Sơn Mỹ Nhân đang dành được thiện cảm của đa số những ai tham gia thử nghiệm, nhiều người chơi còn so sánh Giang Sơn Mỹ Nhân chính là Clash of Clan trên Facebook.
Clip trailer Giang sơn mỹ nhân
Ra mắt từ ngày 6.3/2014, Giang sơn mỹ nhân (GSMN) là tựa game chiến thuật được xây dựng và thiết kế hoàn toàn bởi studio trong nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn thử nghiệm hiện tại, một trong những đề tài từ những phản hồi của các game thủ là “GSMN rất giống Clash of clans”, thậm chí game còn bị đặt biệt danh là “Clash of clone” (clone: nhái).
Nghi vấn “Clash of clone”?
Thật ra, không phải chỉ có mỗi GSMN mà trước đó tại Việt nam đã có không ít nhà phát triển tạo ra những tựa game ăn theo game mobile “bom tấn” Clash of clans (COC) của nhà phát triển Supercell. Từ phong cách đồ họa tươi sáng, bản đồ chia ô, đến cách tạo hình núi non cây cối, không khó để người chơi nhận thấy sự tương đồng giữa GSMN và COC. Các công trình trong GSMN cũng được chia làm các loại phòng thủ, tài nguyên, quân đội, trang trí giống như COC đồng thời còn mang hệt phong cách xây dựng của tựa game này với những pháo hỏa lực, tháp tên cùng với hệ thống tài nguyên và lương thực tạo quân.
Hệ thống công trình của GSMN, so sánh với COC.
Bên cạnh đó là yếu tố quân đội. Dù GSMN sửdụng những cái tên Việt như Thảo Khấu, Thiết Hòa Thượng, Hổ Đầu Đao…, song các lớp nhân vật này có những đặc tính không khác là bao so với những Barbarian, Archer hay Goblin trong COC. Từ những điểm giống nhau đó mà GSMN đã bị gán cho biệt danh “Clash of clone”.
Quân đội trong 2 game có tính năng tương đương nhau.
Cố gắng thoát khỏi hình ảnh “sao chép”
Biết rõ sản phẩm của mình khó thoát khỏi cái bóng quá lớn của COC, đội ngũ phát triển tại Digital Fish đã cố gắng đưa vào game những điểm nhấn riêng. Đầu tiên là lời thoại, ngôn ngữ được sử dụng trong game hoàn toàn là tiếng Việt, cùng văn phong khá “xì tin” gần gũi. Bên cạnh đó là tạo hình nhân vật phong cách Chibi dễ dàng tiếp cận với đa số người chơi ở mọi lứa tuổi.
Bên cạnh đó là tính năng Cường Hóa, một khái niệm rất quen thuộc với các game thủ online Việt. Tính năng này hứa hẹn gia tăng thêm sự khốc liệt cho các trận chiến khi người chơi vẫn có thể nâng cấp quân đội lên các mức level cao như trong COC, đồng thời có thể tăng thêm tỷ lệ tấn công phòng thủ cho quân của mình.
Cường hóa sẽ giúp quân đội mạnh hơn vạn bội.
Không ngần ngại trước những “ông lớn” của thế giới, NPH FPT Online quyết định đưa game thẳng lên Facebook, nơi vốn là “sân chơi” của các đại gia phát hành game casual như Zynga, King, Wooga… Điều này cho phép người chơi GSMN có thể dễ dàng chia sẻ thành tích trong game với bạn bè trên Facebook của mình.
Giftcode luôn là một phần không thể thiếu với game thủ Việt.
Một điểm cuối cùng giúp GSMN có thể níu chân game thủ là các… phần quà và giftcode. Mỗi khi đăng nhập trong game người chơi đều nhận được quà. Mỗi khi hoàn thành một trận PvE ngoài những chiến lợi phẩm như vàng hay bánh bao, người chơi lại có thêm phần quà “bonus”. Về phần giftcode, NPH hứa hẹn sẽ đưa ra những code tặng phẩm vô cùng giá trị vào mỗi dịp lễ tết.
Kết
Có thể nói, dù có thể chỉ là một “bản sao” của Clash of clans, nhưng GSMN vẫn là một game do người Việt tạo ra, phát hành và phục vụ trực tiếp các game thủ Việt Nam. Là “bản sao” chưa hẳn đã là xấu, mà thậm chí còn ngược lại. Điều đó đã được chứng minh với trường hợp của Candy crush saga và Bejeweled.
Bạn đọc có thể tìm hiểu về GSMN tại trang chủ: http://gsmn.gate.vn/.
Bình luận (0)