Giáo dục cần tạo sự đồng thuận xã hội

08/09/2015 07:31 GMT+7

Bức thư mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2015 - 2016 ngắn gọn, súc tích cho thấy sự quan tâm sâu sắc và gây xúc động mạnh mẽ với thầy trò trên cả nước.

Bức thư mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2015 - 2016 ngắn gọn, súc tích cho thấy sự quan tâm sâu sắc và gây xúc động mạnh mẽ với thầy trò trên cả nước.

Học sinh Trường Vinschool (Hà Nội) trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: Ngọc Thắng
Học sinh Trường Vinschool (Hà Nội) trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: Ngọc Thắng
Trong cái nhìn bao quát, toàn diện, vừa tổng kết vừa dặn dò và phương hướng, có một điểm nhấn đặc biệt sau đây: "Năm học 2014 - 2015, được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, ngành giáo dục đã tích cực tìm tòi, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo từ mầm non đến đại học".
Quả thật như thế, chưa bao giờ ngành giáo dục có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ, đột phá, lột xác nhiều mặt như năm học vừa qua từ đối tượng cấp học vỡ lòng cho đến đại học; từ nội dung chương trình đến phương pháp; từ cách kiểm tra đánh giá cho đến hình thức xét tuyển các cấp học... Trong khi phải chờ thêm nhiều thời gian để có được cái nhìn khách quan toàn diện, để đánh giá đúng được - mất, thì một phần dư luận xã hội vẫn chưa thật sự có sự đồng thuận, chưa có niềm tin với cách làm, với lộ trình mà ngành giáo dục cố gắng.
Thế nhưng lộ trình đổi mới mà ngành giáo dục đang thực hiện chỉ mới đi được một phần đoạn đường dài. Trước mắt còn rất nhiều vấn đề, nhất là thực hiện dự thảo thay đổi chương trình và sách giáo khoa từ năm 2018.
Cho nên chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, cần sự chung tay của toàn xã hội. Vì thế, rất ý nghĩa và thật sự cần thiết khi phần giữa của bức thư, Chủ tịch nước đã ân cần dặn dò ngành giáo dục cần "nghiên cứu kỹ, chuẩn bị chu đáo, chú ý lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý của nhân dân, các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh để các biện pháp đề ra đạt kết quả cao, tạo sự đồng thuận xã hội".
Điểm nhấn trên chú trọng đến tính toàn dân, toàn diện của giáo dục. Đúng vậy. Chưa bao giờ nền giáo dục VN cần một sự chung sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng thuận cao như lúc này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.