|
Trường lớp chật hẹp, học sinh đông đúc, cùng học, cùng chơi, cùng ăn và cùng ngủ là môi trường rất dễ lây lan các loại bệnh truyền nhiễm. Bệnh không từ một ai nhưng trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng sẽ dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng kém. Bị bệnh thường xuyên sẽ khiến sức khỏe giảm sút và trẻ phải nghỉ học nhiều ngày làm ảnh hưởng đến việc học tập.
|
Phòng bệnh thế nào?
Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách tập cho trẻ ăn đầy đủ và đa dạng các thực phẩm tự nhiên để nhận được các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trẻ cần được ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc. Tập cho trẻ thói quen ăn sáng đầy đủ tại nhà trước khi đến trường. Ngay cả sữa là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cũng không thể thay thế được bữa ăn sáng. Cha mẹ không nên phát tiền quà sáng cho trẻ vì thực phẩm bán tại căn tin rất khó kiểm soát. Nhiều trẻ không ăn vì muốn để dành tiền mua đồ chơi, hoặc chỉ ăn qua loa với bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoặc mì gói, snack… Đây là những loại thực phẩm có thể gây béo phì nhưng lại không đủ dưỡng chất cho sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ. Đó là chưa kể trẻ có thể mua các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh như bánh tráng trộn, si rô, trái cây ngâm chua ngọt… Cha mẹ cần nhớ rằng trẻ không thể tiếp thu bài học với cái bụng trống rỗng. Hơn nữa, ăn thiếu bữa sẽ làm chậm sự tăng trưởng của trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả sức đề kháng của cơ thể. Khi đó, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh và lại càng bị thiếu chất, tạo thành vòng luẩn quẩn khó thoát.
Tập cho trẻ thói quen uống nước thường xuyên (là nước lọc chứ không phải nước ngọt đâu nhé). Điều đáng sợ nhất khi đi học là trẻ nhịn uống nước do sợ đi tiểu. Điều này rất có hại vì khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, trẻ sẽ mau mệt mỏi, suy nghĩ kém tập trung, dễ bị viêm họng và viêm nhiễm đường tiết niệu, dễ bị táo bón. Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách quan sát màu nước tiểu. Nếu nước tiểu trong và vàng nhạt là trẻ đã uống đủ nước và ngược lại, nếu nước tiểu vàng sậm và đục là chưa đủ lượng nước cho cơ thể, trẻ cần phải uống thêm. Thời tiết nóng càng phải bổ sung nhiều nước để bù lượng nước mất qua mồ hôi.
Làm gì khi trẻ bệnh?
Nếu trẻ bị ho, sổ mũi nhưng chưa sốt thì nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh để quạt máy thổi trực tiếp vào người, trẻ có thể mang khẩu trang khi đi học để giữ ấm hơi thở và cũng để tránh lây bệnh cho bạn bè. Nếu trẻ bị tiêu chảy hoặc bệnh tay chân miệng thì nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đủ dinh dưỡng. Trẻ cần được khám thường xuyên cho đến khi khỏi hẳn.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, kén ăn hoặc ăn không đủ ở trường vì chưa quen thì khi về nhà, trẻ cần được ăn đa dạng những món ưa thích, bổ sung thêm sữa, yaourt, bánh flan, trái cây… Cha mẹ cũng cần trao đổi thêm với giáo viên cách tập cho trẻ ăn và nên cho trẻ mang theo 1-2 hộp sữa vào trường để uống bổ sung vào giờ ra chơi đầu của buổi sáng và sau khi ngủ trưa dậy.
Tóm lại, trẻ chỉ có thể học tốt, phát triển thể chất và trí não toàn vẹn khi cơ thể khỏe mạnh, được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và thường xuyên hoạt động thể lực. Hãy chăm sóc trẻ và tập cho trẻ biết cách tự chăm sóc mình để hình thành thói quen tốt cho sức khỏe ngay từ nhỏ.
Con ốm, bạn có là “lá chắn” tốt? Trong bài hát Cho con, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu viết: “Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con”. Thật vậy, cha mẹ luôn là “lá chắn” và là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Điều này càng đúng đối với con trẻ khi đau ốm.
Lướt qua các trang báo điện tử gần đây với những bài viết như Con ốm liên miên chỉ vì mẹ vụng, Mẹ lo ngay ngáy vì con đi học lại ốm liểng xiểng, Đau đầu chăm con ốm ngày nắng nóng… mới thấy để có thể là “lá chắn” che chở tốt khi con ốm không phải là việc tự nhiên mà có được. Vậy các ông bố, bà mẹ cần phải “trang bị” gì cho mình? Giữ vững tinh thần và giữ gìn sức khỏe Khi con bệnh, hơn ai hết, bạn chính là chỗ dựa quan trọng nhất của con. Tuy nhiên, có những bố mẹ vì quá lo lắng mà mất ăn, mất ngủ… rồi ốm luôn theo con hay quýnh quáng nghe theo những lời mách bảo của người này, người nọ, chạy chữa không đúng thầy, đúng thuốc dẫn đến “tiền mất, tật mang”. Thế nên, bạn cần phải giữ bình tĩnh trước mọi tình huống, tránh tình trạng bối rối, luống cuống dẫn tới không biết phải làm việc gì trước việc gì sau, những việc mà khi bình thường bạn sẽ nói rằng: “Ôi dễ mà!”. Bên cạnh đó, bạn cũng phải để ý giữ gìn sức khỏe bản thân để không ngã bệnh và luôn đủ sức làm “lá chắn” tốt cho bé. Trang bị kiến thức Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức y tế tổng quát và căn bản nhất qua tài liệu, sách báo y khoa thường thức cho gia đình, tìm hiểu lời khuyên và tư vấn từ các chuyên gia, thường xuyên cập nhật các cách nhận biết, phòng tránh các bệnh theo mùa, các bệnh phổ biến ở trẻ… để làm hành trang mỗi khi con bệnh. Bạn cũng nên trang bị những thiết bị y tế đơn giản trong nhà như nhiệt kế, túi chườm nóng/lạnh, các loại thuốc sát trùng, bông băng cá nhân…, các loại sách tham khảo cũng như luôn chuẩn bị sẵn danh sách các số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình để có thể gọi hỏi thông tin một cách nhanh nhất. Đừng tự ý làm theo bác sĩ “gu gồ” mà dễ chuốc họa vào thân. Vững vàng tài chính Con ốm đồng nghĩa với việc phát sinh hàng loạt thứ cần chi trả. Song không phải ai trong chúng ta cũng ý thức được việc cần phải chuẩn bị một quỹ chăm sóc sức khỏe cho con cái khi đau ốm. Vậy nên bên cạnh việc trang bị các kiến thức cần thiết, bạn cũng cần chuẩn bị một kế hoạch tài chính để có thể tập trung chăm sóc con mà không phải quá bận tâm đến vấn đề chi phí. Theo xu hướng mới, đặc biệt tại các thành phố lớn, nhiều gia đình đã mua bảo hiểm giáo dục cho con trẻ vì ngoài quyền lợi tiết kiệm khá hấp dẫn để tạo quỹ giáo dục cho con, còn có thêm nhiều quyền lợi y tế thiết thực. Đặc biệt quỹ giáo dục này sẽ luôn được bảo đảm toàn vẹn cho tương lai học đại học của con cho dù có bất trắc gì xảy ra cho cha mẹ, điều mà tiết kiệm thông thường không thể mang lại. Hiện nay, sản phẩm bảo hiểm giáo dục “Manulife - Điểm Tựa Tài Năng” được đánh giá là giải pháp “nhất cử lưỡng tiện” cho những ai vừa muốn gây quỹ giáo dục cho con vào đại học, vừa muốn đảm bảo cho con những quyền lợi y tế thiết thực nhất liên quan đến nằm viện và phẫu thuật. Với “Manulife - Điểm Tựa Tài Năng”, các bé được hưởng một quỹ y tế có giá trị lên đến 50% số tiền bảo hiểm (*), chi trả cho các chi phí nằm viện và phẫu thuật. Đặc biệt, sản phẩm sẽ hoàn trả một phần ngân quỹ y tế vào năm bé 22 tuổi sau khi trừ đi các chi phí y tế đã được chi trả.
(*) Nếu lựa chọn Kế hoạch Bảo vệ của sản phẩm “Manulife - Điểm Tựa Tài Năng”. Thiên Thảo |
TS-BS Trần Thị Minh Hạnh
(PGĐ Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM)
Bình luận (0)