Tế bào ung thư của bệnh ung thư vú - Ảnh: Shutterstock |
Chính cuộc chiến với bệnh ung thư vú của mẹ đã truyền cảm hứng cho Cantu cho ra đời phát minh độc đáo này. Căn bệnh ung thư vú đã khiến mẹ của Cantu phải phẫu thuật cắt bỏ cả hai vú, theo MSN.
Chiếc áo ngực được trang bị đến 200 bộ cảm biến sinh học. Chúng có khả năng lập bản đồ theo dõi bề mặt và ghi nhận lại mọi thay đổi về nhiệt độ, hình dạng và trọng lượng của vú.
Điểm thuận tiện nhất của phát minh mới là nó có thể giám sát chặt chẽ những thay đổi và biểu hiện của ung thư vú. Thời gian mặc cần để các thiết bị cảm ứng có thể phát hiện những bất thường chỉ là 1 giờ/tuần, Cantu nói với tờ El Universal.
tin liên quan
Chàng trai 9X và đam mê nuôi tinh thể'Phải có chút điên rồ thì bạn mới có thể làm được những điều không ai làm. Nếu thật sự đam mê, bạn sẽ bùng cháy đến mức coi đó là lý tưởng sống và bằng mọi cách, bạn sẽ đấu tranh bảo vệ nó', Nguyễn Bá Tuyên (TP.HCM) chia sẻ.
Ngoài ra, hệ thống cảm biến có thể xác định nhiệt độ của từng vùng cụ thể trên vú, từ đó có thể nhận diện những dòng máu lưu chuyển. Nếu nơi nào các dòng máu chảy đến nhiều bất thường thì có khả năng nó đang phải cung cấp dinh dưỡng cho thứ gì đó, chẳng hạn như khối u ung thư.
Sau đó, chiếc áo sẽ gửi thông tin phân tích đến một thiết bị, máy tính hay ứng dụng trên điện thoại. Để phát minh thành công và đạt giải thưởng cao, chàng trai đã nhận được sự hỗ trợ từ 3 người bạn. Họ lập công ty Higia Technologies và đặt tên cho chiếc áo ngực là EVA.
tin liên quan
Chàng trai 9X chia sẻ bí quyết 'săn' học bổng du học Mỹ
Bắt đầu có ý định du học khá muộn, Nguyễn Hoàng Long (học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường PT Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM) đã nỗ lực gấp đôi để hoàn thiện hồ sơ xin học bổng...
Chiếc áo đã vượt qua 13 phát minh của các nhóm sinh viên khởi nghiệp khác trên khắp thế giới để chiến thắng Giải thưởng doanh nhân sinh viên toàn cầu (GSEA). Phần thưởng cho người đoạt giải là 20.000 USD (khoảng 455 triệu đồng).
Giải thưởng GSEA ra đời từ năm 1998, do Tổ chức các doanh nhân (EO) toàn cầu trao tặng. Những người từng chiến thắng giải là sinh viên, học sinh đến từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Nam Phi, Mexico…
tin liên quan
Chưa ra trường đã ký hợp đồng lương tháng hơn 66 triệu đồngKhi đang học năm thứ 5 ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Nguyễn Xuân Bách đã được một công ty Nhật nhận vào vị trí kỹ sư phần mềm với mức lương mỗi tháng 3.000 USD (hơn 66 triệu đồng).
Bình luận (0)