Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong buổi tư vấn Chọn ngành học tương lai vào tối 18.3, học sinh không nên có những lo lắng vì cơ hội việc làm vẫn cao và những giá trị khối ngành này mang lại cho người học.
Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien, YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.
Công nghệ phải đi liền với xã hội nhân văn
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho rằng nếu hiện nay chúng ta làm cuộc phỏng vấn nhỏ với học sinh thì có lẽ hơn 50% sẽ muốn học lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, công nghệ để dễ kiếm việc làm và có thu nhập cao. Trong khi đó, ở khối ngành xã hội nhân văn, những năm gần đây có 2 xu hướng: Tỷ lệ chọi cao rơi vào các ngành luật, du lịch nhưng lại ít thí sinh tham gia xét tuyển vào các nhóm nghiên cứu chuyên sâu như văn hóa, lịch sử, địa lý, Việt Nam học…
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Trường ĐH Duy Tân: |
“Công nghệ không phân biệt được quốc gia này với quốc gia khác nhưng văn hóa sẽ phân biệt được vùng này với vùng khác, dân tộc này với dân tộc khác. Yếu tố nhân văn vẫn là nền tảng. Học kỹ thuật chỉ cần học 3 - 6 tháng là vận hành được máy móc nhưng để hiểu về một con người thì cần nhiều thời gian hơn. Vì thế khối ngành khoa học xã hội nhân văn vô cùng quan trọng”, tiến sĩ Hải chia sẻ.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân, Trường ĐH Hoa Sen:Nhóm ngành này còn mang lại cho các em cơ hội hiểu chính bản thân, hiểu các vấn đề xã hội, học được cách quan tâm, kỹ năng xã hội cần thiết.
|
Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển rất nhanh này, con người có bị thay thế hay không? Theo tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định, trong 10 năm nữa, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế cho cuộc sống con người rất nhiều. Trên YouTube bây giờ cũng có thể thấy rõ điều này. Nhưng công nghệ không bao giờ thay thế hoàn toàn được con người. Công nghệ phát triển đến đâu thì cũng cần người giỏi. Mà người học các khối ngành xã hội nhân văn là những người máy móc không bao giờ thay thế được.
Học không chỉ vì mục tiêu việc làm
Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân, quyền Trưởng bộ môn tâm lý học - Khoa Khoa học xã hội và ngôn ngữ, Trường ĐH Hoa Sen, đối với nhóm ngành khoa học xã hội, sinh viên học không chỉ vì mục tiêu việc làm. Nhóm ngành này còn mang lại cho các em cơ hội hiểu chính bản thân, tiềm năng của bản thân, hiểu các vấn đề xã hội, học được cách quan tâm, kỹ năng xã hội cần thiết. Thị trường lao động hiện nay luôn cần kỹ năng linh hoạt, thích ứng thời đại mới… như vậy.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM:Sinh viên khối ngành này cần thêm kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý, thích ứng nhanh... thì sẽ thành công.
|
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho rằng thời này học một ngành có thể làm nhiều vị trí khác nhau. Trong đó, học khối ngành xã hội nhân văn thì càng dễ có cơ hội việc làm. Sinh viên cần thêm kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý, thích ứng nhanh... thì sẽ thành công.
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Trà, Trường ĐH Mở TP.HCM:Cơ hội việc làm ngành này khá nhiều và rộng, không chỉ trong cơ quan nhà nước mà còn là các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, giảng dạy...
|
Tương tự, thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, lấy ví dụ du lịch đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng chúng ta học xong để 4, 5 năm nữa đi làm, các em đừng quá lo lắng. Ngoài kiến thức chuyên môn, các em hãy rèn luyện thái độ tốt, kỹ năng tốt, đó chính là cái doanh nghiệp cần.
Thạc sĩ Nguyễn A Say, Phó trưởng khoa Xã hội và Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, khuyên sinh viên khối ngành khoa học xã hội cũng đừng lo lắng việc làm trong tương lai vì quan trọng là thái độ học tập và kỹ năng tích lũy được có đáp ứng với yêu cầu của xã hội hay không.
Bình luận (0)