Nguồn tuyển dồi dào cho trường tốp 2
|
Ông Long phân tích thêm: “Ở khối A, TS đạt từ 15 điểm trở lên chiếm khoảng 65% tổng số TS dự thi. Ở khối A1 con số này là khoảng 62%. Như vậy, kết quả thi rất phù hợp “kịch bản” mà Bộ GD-ĐT mong muốn, nghĩa là TS đạt mức trung bình trở lên chiếm đa số. Trong dải điểm từ 15 đến 20 điểm của các khối A, A1, số TS đạt các mức điểm khá đồng đều với độ chênh chỉ khoảng 2% (quanh mức trên dưới 30.000 lượt TS ở mức mỗi điểm). Đây là một điều thuận lợi với các trường tốp 2 trong việc định điểm chuẩn xét tuyển. Số TS giỏi (từ 24 điểm trở lên) của khối A chiếm khoảng 7%, xuất sắc (từ 27 điểm trở lên) chỉ 1% nên đây chính là nguồn tuyển hợp lý cho nhóm khoảng 20 trường tốp trên”.
tin liên quan
Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2017 trên Thanh Niên OnlineThanh Niên Online sẽ cập nhật điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017 để phục vụ bạn đọc. Ngay khi có điểm thi, bạn đọc có thể tra cứu TẠI ĐÂY.
Trường tốp trên sẽ cần tiêu chí phụ
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết mối quan tâm của trường tập trung cho diện TS từ 21 điểm trở lên. “Theo tính toán của chúng tôi, TS khối A đạt mức điểm này trở lên khoảng gần 90.000 TS. Đúng là nguồn tuyển dồi dào, nhưng cũng vì thế mà phổ điểm trong dải này sẽ khá sít nhau. Đây sẽ là một khó khăn khi quyết định phương án điểm chuẩn cho các trường muốn lấy TS mức điểm này. Năm ngoái, hầu hết các ngành của chúng tôi đều phải dựa vào tiêu chí phụ nhưng năm nay chúng tôi đang e ngại là sẽ phải dùng đến hai tiêu chí phụ. Thứ nhất là dựa vào tổng điểm 3 môn không nhân hệ số, không có điểm ưu tiên. Thứ hai là ưu tiên xét tuyển TS có nguyện vọng cao hơn”, ông Tớp nói.
tin liên quan
Tư vấn truyền hình trực tuyến: Cần làm gì khi biết kết quả thi?Đồng hành với thí sinh, ngày 7.7 Báo Thanh Niên tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề 'Thí sinh cần làm gì khi biết kết quả thi?' tại các địa chỉ: thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên.
Bà Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cho biết mặc dù nhìn chung điểm trung bình khối D nhích hơn 2 điểm so với năm ngoái, nhưng nguồn tuyển trong ngưỡng từ mức điểm chuẩn năm ngoái của trường trở lên cũng chỉ tương đương năm ngoái. “Năm ngoái điểm chuẩn tùy theo ngành vào trường là khoảng 24 khối D và 26 khối A. Căn cứ vào phổ điểm năm nay, chúng tôi dự đoán điểm chuẩn năm nay cũng chỉ loanh quanh ở mức đó, nếu có tăng thì chỉ chút ít mà thôi”, bà Hương dự kiến.
Học sinh Nam Định và TP.HCM giỏi toán nhất
Theo thống kê, điểm toán bình quân của cả nước là 5,19. Nam Định là nơi có điểm bình quân môn toán cao nhất: 6,14, TP.HCM với 5,9 xếp thứ hai, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu: 5,77. Hải Phòng và Tiền Giang cùng xếp thứ 4 (đều 5,68), Hà Nội thứ 9. Các nơi nổi danh đất học là Nghệ An, Thanh Hóa xếp thứ 36 và 42. Hà Giang, Sơn La, Bắc Kạn là 3 địa phương điểm bình quân môn toán thấp nhất nước.
Với môn tiếng Anh, TP.HCM xếp thứ nhất (bình quân 5,92), thứ hai là Bà Rịa-Vũng Tàu, thứ ba Bình Dương, thứ tư Hà Nội, thứ năm Tiền Giang. Tiếp theo lần lượt là Đà Nẵng, Đồng Nai, Lâm Đồng, Nam Định, Khánh Hòa.
Môn văn, điểm bình quân cao nhất là Lạng Sơn (6,67 điểm, trong khi điểm bình quân cả nước là 5,51). Nhì là An Giang (6,32), thứ ba là Bắc Kạn (6,27), thứ tư là Ninh Bình, thứ năm Điện Biên. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Long An, Cần Thơ, Hà Nam, Bình Dương, Nam Định.
|
tin liên quan
Cả nước có 4.178 điểm 10Theo phân tích dữ liệu kết quả kỳ thi THPT quốc gia của Trường ĐH FPT, điểm 10 xuất hiện ở tất cả các môn.
Bình luận (0)