Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm chẩn đoán và phát triển tinh thần Khơi Nguồn (TP.HCM): Dưới góc độ tâm lý giáo dục thì để giáo dục con hiệu quả cha mẹ nhiều lúc phải nghiêm khắc và rèn tính kỷ luật cho con. Phương pháp "bùng nổ sư phạm" cũng được nhiều nhà giáo dục sử dụng vậy nên việc la mắng thỉnh thoảng phụ huynh cũng có thể sử dụng để dạy dỗ, uốn nắn con cái. Tuy nhiên, phụ huynh cần xác định la mắng con để giáo dục chứ không phải xả cơn tức giận và không nên la con ở chỗ đông người nhất là trước mặt bạn bè của con.
Riêng về việc dùng đòn roi thì không nên vì nó chỉ có thể khiến con khiếp sợ để phục tùng chứ không phải là một sự trưởng thành thực sự. Không những thế, hành vi này còn tạo ra những vết hằn tiêu cực trên nhân cách của con dễ dẫn con đến xu hướng tự ti, rụt rè hoặc ngược lại là bao lực, chống đối,... Đó là chưa nói đến những thương tổn về mặt cơ thể của trẻ.
tin liên quan
Con vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần chuẩn bị gì?Con tôi đã bắt đầu vào tuổi dậy thì. Tôi chưa có kinh nghiệm nuôi con. Vậy cho hỏi chuyên gia là khi trẻ vào tuổi dậy thì thì có những sự thay đổi nào trong tâm sinh lý của trẻ.
Một số lưu ý quan trọng mà phụ huynh cần lưu tâm khi trách phạt con đó là: phải thống nhất từ trước với con, cho con tự chọn lựa hình thức xử phạt (phụ huynh có thể đề xuất hoặc gợi ý một số hình thức), xử phạt khách quan và công bằng, cho con thấy phạt vì thương và muốn con tốt hơn chứ không phải tức giận. Ngoài ra chính cha mẹ cũng phải làm gương và chịu phạt khi làm sai.
Tóm lại, phạt là một việc cần thiết trong giáo dục trẻ. Nhưng phụ huynh phải thật tỉnh táo và khôn ngoan trong việc xử phạt con để nó trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc giúp con trưởng thành.
tin liên quan
Hậu quả khôn lường khi cha mẹ cãi nhau trước mặt conCho tôi hỏi, việc con cái nhìn thấy ba mẹ thường xuyên cãi vã, đánh nhau sẽ ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển tâm lý và nhân cách của con? (một phụ huynh Trường THPT Marie Curie, TP.HCM)
Bình luận (0)