Nghị quyết 88 của Quốc hội cho phép thực hiện một chương trình và nhiều sách giáo khoa, k
huyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.
"Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn", Nghị quyết nêu.
Hai lần tuyển chọn tác giả biên sách giáo khoa không thành công
Về việc biên soạn một bộ sách giáo khoa sử dụng vốn vay của
Ngân hàng thế giới (16 triệu USD), ông Phùng Xuân Nhạ báo cáo: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch biên soạn một bộ sách giáo khoa (do Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện) theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo quy định của Ngân hàng thế giới, việc tuyển chọn tác giả sách giáo khoa phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Việc tổ chức đấu thầu cần có đủ căn cứ pháp lý để xây dựng cơ cấu, thành phần, số lượng tác giả và biên tập viên kèm theo kinh phí biên soạn đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình nên chỉ có thể tiến hành sau khi các chương trình môn học đã được ban hành.
Ngay sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới (ngày 26.12.2018), Bộ GD-ĐT đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tác giả nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên
không tuyển chọn được đủ số lượng tác giả, trong đó nguyên nhân chính là hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai biên soạn sách giáo khoa, tới thời điểm Bộ GD-ĐT mời thầu, các nhà xuất bản đã có một số bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 được chuẩn bị gần như hoàn tất, sẵn sàng để thẩm định và phê duyệt đưa vào sử dụng.
Đến ngày 26.2 vừa qua, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức đấu thầu lần 2 để tuyển chọn tác giả biên soạn một bộ sách giáo khoa, ứng viên nộp hồ sơ đăng ký tham gia đã đáp ứng yêu cầu về số lượng chủ biên, tác giả, biên tập viên cần tuyển chọn để tổ chức biên soạn sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Tuy nhiên, việc thương thảo để ký hợp đồng chưa thành công do các tác giả yêu cầu nhuận bút lâu dài mà yêu cầu này thì Bộ GD-ĐT không đáp ứng được.
Theo Bộ trưởng Nhạ, qua tìm hiểu, hầu hết các ứng viên nộp hồ sơ tuyển chọn tác giả đều đang thực hiện hợp đồng biên soạn sách giáo khoa với các nhà xuất bản và đã hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa lớp 1, chuẩn bị hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6. Vì vậy, các ứng viên không thể ký hợp đồng với Bộ GD-ĐT để biên soạn từ đầu một bộ đầy đủ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12.
Bộ GD-ĐT không biên soạn bộ sách giáo khoa nữa?
Ông Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay, các nhà xuất bản đang tiếp tục hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để thẩm định trong năm 2020, đồng thời tiếp tục tổ chức bản thảo và hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa các lớp còn lại để thẩm định trong các năm tiếp theo đáp ứng lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Như vậy, Bộ GD-ĐT vẫn bảo đảm có đủ sách giáo khoa triển khai chương trình mới. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà xuất bản.
Báo cáo của Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ GD-ĐT tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng và chủ động chuẩn bị sách giáo khoa thông qua việc chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (do Bộ GD-ĐT làm chủ sở hữu nhà nước) thực hiện việc biên soạn, xuất bản, in, phát hành một bộ sách giáo khoa đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo kế hoạch sản xuất
kinh doanh giai đoạn 2018 - 2022 đã được phê duyệt ngày 4.6.2019.
Ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Cách làm này vẫn bảo đảm đủ sách giáo khoa, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng để chủ động triển khai chương trình mới, đồng thời khuyến khích phát triển xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo chủ trương của Quốc hội".
Căn cứ vào tình hình đã nêu, ông Nhạ thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và trường hợp đã có ít nhất 1 bộ sách bảo đảm chất lượng được Bộ GD-ĐT phê duyệt thì
Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách (sử dụng ngân sách nhà nước) nữa.
Đối với khoản kinh phí 16 triệu USD (vốn vay Ngân hàng
thế giới và 1 triệu USD vốn đối ứng) dự kiến để biên soạn sách giáo khoa, hiện vẫn trong tài khoản của Ngân hàng thế giới, Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ phối hợp cùng các Bộ có liên quan đề xuất phương án sử dụng đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đến tháng 7.2019 đã có 3 nhà xuất bản (gồm Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) hoàn thành 49 bản mẫu của 5 bộ sách giáo khoa của 8 môn học, hoạt động giáo dục lớp 1 để thẩm định.
Bộ GD-ĐT đã tổ chức thẩm định, phê duyệt cho phép sử dụng 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 7 sách giáo khoa môn học tự chọn do các nhà xuất bản tổ chức biên soạn, đánh dấu sự thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.
|
Bình luận (0)