Các dự án có thể kể đến như: làm clip song ngữ tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, giới thiệu văn hóa truyền thống Việt Nam với bạn bè thế giới qua Skype, điều chế và phân phát nước rửa tay khô, khẩu trang, kêu gọi giải cứu nông sản qua mạng xã hội…
Điều đặc biệt trong việc giảng dạy trực tuyến tại Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) đó chính là nhà trường không hề sử dụng “công thức chung” cho toàn các cấp mà mỗi cấp học sẽ được áp dụng một hình thức giảng dạy trực tuyến riêng biệt nhằm chắc chắn rằng việc học tập của các em sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
“Sử dụng hình thức học online để hỗ trợ quá trình học trực tiếp vốn là chủ trương của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) trong nhiều năm qua. Nhờ vậy, dịch bệnh đến đột ngột nhưng các trường trong hệ thống đều có thể nhanh chóng chuyển sang giảng dạy, đào tạo online 100%”, TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục NHG cho biết. Việc dạy và học online đã được triển khai kịp thời, đồng bộ và quyết liệt nhằm thực hiện tinh thần “tạm dừng đến trường, không dừng học”.
|
Mô hình “học tập phục vụ”
Đối với các trường K-12 trong hệ thống NHG (Trường Hội nhập Quốc tế iSchool, Trường Song ngữ Quốc tế UK Academy, Trường Quốc tế Bắc Mỹ SNA…), những điểm sáng trong mô hình “học tập phục vụ” (service-learning) càng được thể hiện rõ nét trong thời gian triển khai đào tạo e-learning 100%.
Theo ThS Huỳnh Văn Tiết, Giám đốc Chương trình iSchool Nam Sài Gòn, mô hình service learning được tích hợp với phương pháp “học qua dự án” (project-based learning). Học tập phục vụ cộng đồng là một phương pháp giảng dạy và học tập có sự kết hợp với các hoạt động phục vụ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh (reflection) của người học để từ đó người học có cơ hội trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản thân và thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
|
“Thông qua các hoạt động học tập, học sinh biết cách áp dụng những kiến thức từ các môn học để giải quyết những tình huống, vấn đề cụ thể trong thực tế tại địa phương, cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, học sinh có cơ hội phát triển toàn diện các kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư suy sáng tạo…”, ThS Huỳnh Văn Tiết chia sẻ.
TS Phương Anh cho rằng 3 yếu tố thể hiện mô hình service-learning bao gồm: hướng đến mục tiêu giáo dục, phương pháp học tập dựa vào trải nghiệm thực tế, trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề, ứng phó với rủi ro và phục vụ được cộng đồng mà trong đó, gia đình, bạn bè hay những tương tác giữa con người với con người cũng thuộc một cộng đồng. Tiếp đó, điều kiện để triển khai bao gồm sự cộng tác, kết hợp của 4 đối tượng: nhà trường, giáo viên, học sinh - sinh viên và cộng đồng tiếp nhận.
|
Giãn cách xã hội, kết nối trái tim
“Mô hình service-learning thể hiện rất rõ triết lý giáo dục nhân bản của hệ thống giáo dục NHG, đó là: vì con người, lấy con người làm gốc. Học sinh là trung tâm nhưng là một bản thể ý thức về những người khác, tôn trọng và phục vụ cộng đồng, đặc biệt ở độ tuổi phổ thông chú trọng nhất là cách học làm người. Chính dịch bệnh khiến các em không thể đến lớp được nhưng cũng là điều kiện tối ưu để triển khai mô hình service-learning, khi các em có thời gian và không gian để quan sát, khám phá, tìm tòi, phát hiện những vấn đề cần giải quyết chung quanh mình”, TS Phương Anh nói.
|
TS Phương Anh nhận định điểm mạnh của phương pháp học online trong hệ thống giáo dục NHG là sự tương tác, đồng hành mật thiết giữa thầy và trò, phụ huynh và nhà trường. Học sinh không chỉ phát triển về năng lực tư duy, trí tuệ mà còn được bồi đắp ý thức cộng đồng, năng lực giải quyết vấn đề, tinh thần phụng sự xã hội.
Trong chương trình học của hệ thống NHG luôn chú trọng đến việc phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong thời đại mới. Ngay từ đầu cấp tiểu học, học sinh được tăng cường các giờ học bộ môn ICT, ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo trong học tập.
Mỗi một giáo viên trong hệ thống NHG được cấp 1 tài khoản Microsoft Office 365 để sử dụng trong công việc chuyên môn, trong giảng dạy hằng ngày. Hằng năm, nhà trường và tập đoàn luôn có các khóa huấn luyện giúp giáo viên sử dụng hiệu quả bộ công cụ trên. Vì thế, việc sử dụng các công cụ triển khai dạy online đối với giáo viên và học sinh thuộc hệ thống NHG gặp rất ít khó khăn.
|
Trong năm học qua, iSchool Quảng Trị đã thực hiện nhiều dự án học tập:“Hình tượng người phụ nữ Việt Nam - từ trang sách đến cuộc đời”, “Trải nghiệm và làm văn thuyết minh về các loài cây”, “Giới thiệu Văn học dân gian Quảng Trị qua kết nối Skype với Yên Bái”, “Giới thiệu vẻ đẹp văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam với bạn bè thế giới qua ứng dụng Skype” (kết nối với 37 lớp học - nhà giáo dục thuộc 18 quốc gia trên thế giới), dự án “Ô nhiễm trắng - thực trạng và giải pháp”…
Theo UNESCO, việc học nhằm 4 mục đích: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống. Điều đó có nghĩa là đích cuối cùng của việc học phải giúp cho cuộc sống xung quanh chúng ta tốt hơn, cộng đồng xung quanh chúng tốt hơn, điều đó chính là trách nhiệm công dân mà bất cứ nền giáo dục nào cũng phải hướng tới, không ngoại trừ hệ thống giáo dục NHG.
Bình luận (0)