Từ Hà Tĩnh, phụ huynh học sinh Trần Quỳnh chia sẻ: “Lộ trình miễn học phí là đúng rồi. Trẻ em có quyền được học tập nên nhà nước có chính sách miễn học phí để khuyến học. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tôi nghĩ cần có những chính sách mới đầu tư hơn cho giáo dục vì lợi ích trăm năm của cả dân tộc”.
Phụ huynh Hoàng Thị Lý (Hà Nội) bày tỏ quan điểm, tôi rất ủng hộ việc miễn học phí không những hết THCS mà còn miễn đến hết THPT. Có vậy mới xóa mù kiến thức cho đời con cháu, đỡ áp lực tiền học phí và đóng học cho các gia đình.
tin liên quan
Sửa luật Giáo dục: Miễn học phí tới cấp THCSỞ một khía cạnh khác, có những phụ huynh lại đặt vấn đề việc miễn học phí cần đi đôi với những minh bạch trong các khoản thu trong trường học.
Bạn đọc Hoàng Xuân gửi ý kiến đến Báo Thanh Niên với nội dung: “Miễn học phí làm gì, cứ quy định học phí đầy đủ, trừ những vùng khó khăn. Tuy nhiên, khi đã quy định mức học phí thì các trường không được thu gì thêm, kể cả các khoản 'tự nguyện' của hội phụ huynh. Miễn học phí thì các khoản thu tự nguyện sẽ tăng, đâu lại vào đó mà không minh bạch”.
Hay bạn đọc Lê Văn Nhung thẳng thắn: “Nếu cho phép tôi xin đóng học phí. Chỉ đóng học phí thôi, không đóng bất kỳ khoản nào khác. Tiền học phí công lập thì ít mà tiền học thêm, tiền đóng góp, tiền cho các hoạt động khác thì nhiều”.
Ông Võ Quốc Bình (TP.HCM), phụ huynh từng gửi thư lên Văn phòng Chính phủ phản ánh những bức xúc về các khoản thu đầu năm học ở TP.HCM, nói rằng: “Tôi rất hoan nghênh cũng như ủng hộ quy định này. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng ngân sách cho các trường là phải hợp lý để hoạt động. Chứ không phải miễn hay giảm học phí thì lại cứ kiếm cách đẻ ra nhiều khoản thu khác. Nhất là các khoản thu trái quy định, không minh bạch, kiểu mất chỗ này thì kiếm cách khác bù đắp lại... Chứ để trường kêu la thiếu thốn thì chắc chắn sẽ “đẻ” ra nhiều khoản thu khác... Điều đó sẽ làm lệch lạc chủ trương”.
Bình luận (0)