Trong bối cảnh các văn bản từ sách giáo khoa, sách bài tập, các bài đọc thêm, cũng như các đầu sách "kinh điển" đã được người ra đề "săn lùng", "cày xới", thì việc chọn lựa các văn bản trên báo chí, các trang online là xu hướng phổ biến trong việc ra đề hiện nay.
tin liên quan
3 anh em sửa xe miễn phí ngày ngập nước vào đề thi môn vănSáng nay 16.12, hàng ngàn học sinh khối lớp 8 tại quận 3, TP.HCM, có dịp bày tỏ những suy nghĩ của mình về 3 chàng trai sau khi tan ca làm đã xách đồ nghề sửa xe chạy tới điểm ngập trên đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình, TP.HCM) để thay bugi, sửa xe miễn phí cho người dân.
Từ sự chia sẻ trên các trang mạng xã hội cho thấy, gần đây nhiều văn bản trên Báo Thanh Niên đã được đưa vào làm ngữ liệu đọc hiểu cho đề thi môn ngữ văn. Chẳng hạn trong kỳ kiểm tra học kỳ 1 vừa qua, tổ văn của Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM đã trích dẫn các bài viết của tác giả Võ Thu Hương trên Thanh Niên tuần san số ra ngày 30.10.2016 (bàn về những điều nhỏ nhặt nhưng vô cùng ý nghĩa mà con cái có thể làm cho cha mẹ vui lòng) vào đề kiểm tra lớp 11. Bài viết của tác giả Quỳnh Trang, trên Thanh Niên ra ngày 23.10.1016 bàn về tinh thần tương thân tương ái và sự lạc quan của người dân miền Trung trong cơn lũ vừa qua được đưa vào đề văn lớp 10.
tin liên quan
'Lời xin lỗi của nam sinh Hải Phòng' vào đề kiểm tra học kỳNgày 13.12, học sinh tại quận 3, TP.HCM tỏ ra khá thích thú với đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân (GDCD) trích từ tình huống thực tế.
Năm 2015, bài viết về cảm xúc khi Quốc ca VN vang lên trong đấu trường SEA Games đăng trên Báo Thanh Niên đã được đưa vào đề thi lớp 10 ở TP.HCM. Trước đó, vào năm 2013, đề thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT có một câu trích dẫn từ nguồn tin về gương dũng cảm đăng trên Báo Thanh Niên.
tin liên quan
'Ông bà anh' vào đề kiểm tra học kỳ môn ngữ vănHôm nay, nhiều học sinh đã chia sẻ trên mạng xã hội về nội dung đề kiểm tra ngữ văn trích lời bài hát Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu trong chương trình Sing my song.
Bình luận (0)