Trào lưu xấu xí
Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trưởng Bộ môn Tâm lý học Ứng dụng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, những hành động như tự thiêu, đốt trường, nhảy sông... để câu like là một minh chứng hùng hồn cho trào lưu sống ảo của một bộ phận bạn trẻ ngày nay. Trào lưu xấu xí này đã lên đến đỉnh điểm khi một số bạn bắt đầu bất chấp cả tính mạng để có thể nổi tiếng phút chốc trên mạng xã hội.
tin liên quan
Trào lưu 'đủ like là làm': Khi người lớn 'lỗi nhịp' với trẻHiện tượng đưa ra những thách thức quái dị và gây nguy hiểm để câu
like trên mạng xã hội ngày càng bùng phát. Minh chứng là rất nhiều trường hợp đã xảy ra.
tin liên quan
Thiếu nữ Khánh Hòa đổ xăng đốt ở trường học vì lỡ 'câu like'Chỉ vì lỡ câu like trên Facebook cá nhân rằng nếu được 1000 like sẽ châm lửa đốt ở trường học, nên đến khi “đạt” số like, cô gái đã đem xăng đến châm lửa đốt ở khu vực phòng y tế để thực hiện “lời hứa”.
Chia sẻ thêm về những lý do nào mà trào lưu “VN nói là làm”, “đủ like là làm”, “đủ like là thực hiện” với mục đích tiêu cực đã xảy ra suốt thời gian qua và ngày càng nhiều hơn, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Khơi nguồn (TP.HCM), cho rằng ở tuổi thanh thiếu niên, uy tín và sự đánh giá của bạn bè rất quan trọng đối với bạn trẻ. Vậy nên dù biết là việc làm không đúng và dại dột nhưng các bạn trẻ vẫn bất chấp thực hiện để giữ uy tín với bạn bè. Chưa kể một đặc điểm tâm lý khác nữa của trẻ vị thành niên là thích sự nổi bật, thể hiện cái tôi và chứng tỏ bản thân. Những việc làm đi ngược lại chuẩn mực xã hội thì dễ tạo sự chú ý và thường dễ thực hiện hơn những việc tốt có cùng hiệu ứng nên các bạn dễ lạc lối.
“Nói đi đôi với làm" là một phương châm sống rất tốt và cần thiết cho giới trẻ. Tuy nhiên khi đề ra một hành động xấu và quyết liệt làm theo thì nó không còn tích cực nữa thậm chí rất nguy hại”, ông Duy cảnh báo.
tin liên quan
Người mua xăng, ép bé gái 13 tuổi đốt trường có thể lãnh 5 năm tùDo chưa đủ 14 tuổi nên em Trần Thị Ngọc T. sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi đốt trường. Tuy nhiên, những người đã mua xăng, thúc giục, ép buộc T. đốt trường có thể bị phạt 1 - 5 năm tù.
Ngăn chặn bằng cách nào?
Có những ý kiến cho rằng mạng xã hội chẳng khác nào con dao hai lưỡi, nhất là với các học sinh chưa đủ chín chắn và trưởng thành, rất dễ bị xúi giục và kích động làm những chuyện điên rồ. Nói về điều này, tiến sĩ Hiếu cho rằng thực ra, tuổi mới lớn là lứa tuổi rất dễ bị lôi kéo dù ở trong lớp học, ngoài đường hay trên mạng xã hội. Hơn nữa, đây là lứa tuổi hưng phấn thần kinh cao, chưa đủ kinh nghiệm sống và chưa đủ lập trường. Thế nên rất dễ bị kích động khi bị đông đảo bạn bè hoặc những người xung quanh lôi kéo.
Ông Hiếu nói thêm: “Chuyện nhiều bạn trẻ có hành vi lệch lạc thậm chí đến mức điên rồ trên mạng đã được xã hội phân tích rất nhiều lần, thế nhưng không phải nhà trường nào cũng quan tâm giáo dục văn hóa sử dụng Facebook cho học sinh, không phải cha mẹ nào cũng biết Facebook là gì và biết cách để giúp con nhận ra các nguy cơ trên đấy, dạy con biết tự bảo vệ mình, giúp con biết miễn nhiễm trước các trào lưu xấu. Khi nào nhà trường và cha mẹ còn "lỗi nhịp" với thế giới của con trẻ, để mặc con bị lôi kéo trên thế giới online, thì khi đó những chuyện tự thiêu, nhảy sông, đốt trường... để câu like chắc chắn vẫn sẽ còn tiếp diễn”.
tin liên quan
Việt Nam nói là làm và khi trò ngớ ngẩn thành trào lưu"Nói là làm" trên mạng xã hội ảo hiện đang gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực. Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông cho rằng: "Những cú like thiếu trách nhiệm đã đẩy những trò ngớ ngẩn trở thành trào lưu".
Cũng theo ông Duy, để hành vi này chấm dứt thì không phải chỉ phụ thuộc vào các bạn trẻ mà còn có liên đới đến những người lớn trong xã hội, đặc biệt là phụ huynh. Vì thực trạng trên cho thấy có lỗ hổng trong định hướng giá trị cho trẻ. Vậy nên gia đình, nhà trường và xã hội phải chú tâm đến việc giáo dục định hướng giá trị cho trẻ thanh thiếu niên. Giúp trẻ nhìn thấy giá trị cần có trong đời sống thực chứ không chỉ trên thế giới ảo. Đồng thời cần giúp trẻ phân định việc làm đúng sai, hành vi tốt xấu để từng bước hướng đến giá trị thật và hành vi tích cực trong cuộc sống.
Tiến sĩ Hiếu cũng khuyên cư dân mạng: “Hãy tỉnh táo, đừng bao giờ phí nút like cho những hành động kiểu này, nếu không, chính chúng ta là một kẻ tiếp tay cho những cá nhân "thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi" và đưa họ vào vòng nguy hiểm.
“Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều. Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp. Cuộc đời quanh bạn sẽ thú vị hơn nhiều”, tiến sĩ Hiếu nói.
Ý kiến:
“Thật buồn khi thay thì can ngăn thì nhiều người tỏ ra phấn khích,
hồ hởi nhìn kẻ gây sốc nhảy tẩm xăng đốt trường hay tự thiêu. Họ thật vô
cảm và thiếu trách nhiệm”, (Lê Thanh Sơn, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn).
“'Việt Nam nói là làm' là một câu slogan rất hay và ý nghĩa. Sẽ sẵn
sàng ủng hộ slogan ấy nếu người trẻ đưa ra những mục đích tốt rồi giữ
chữ tín và làm cho bằng được. Còn ngược lại, đưa ra những mục đích tiêu
cực thì thật không nên”, (Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình).
“Đủ like là làm đang là một bệnh dịch lây lan khiến dư luận lo
ngại. Cần có những biện pháp mạnh tay để loại bỏ bệnh dịch này”, (Phan
Thị Thanh, sinh viên Trường ĐH Hùng Vương).
|
Bình luận (0)