Tiến sĩ Võ Nguyên Sơn, hiện đang là giảng viên Trường ĐH Duy Tân, bồi hồi nhớ lại: “Hồi cấp 3, học trò nam tụi mình vì ham chơi hay vi phạm nên bị thầy đánh hoài. Đó là thầy Vinh, dạy môn toán, Trường THPT Hồ Thị Kỷ, Cà Mau. Thầy hay dùng thước kẻ để đánh nhưng nếu có bạn gái nào mắc lỗi thì thầy ân xá hết”. Có lần, Sơn không bị phạt, ngồi dưới nhìn thầy đánh các bạn khác, Sơn phát hiện ra đôi mắt thầy khi đó rưng rưng buồn như khóc chứ không hề giận dữ. “Mình cảm nhận thầy thương trò mà đánh, vì muốn trò nên người mà đánh. Thế là từ cảm giác oan ức, buồn, xấu hổ khi bị thầy phạt, mình chuyển sang trạng thái quyết tâm thay đổi để thầy không bao giờ phải dùng đến cây thước kẻ đó nữa”. Sau này lớn lên, đi làm, Sơn nhận ra nhờ sự nghiêm khắc, nhờ những hình phạt khi xưa của thầy mà ai cũng trở nên tốt hơn. Bây giờ Sơn và bạn bè trong lớp đều đã có một vị trí nhất định trong xã hội, nhắc lại kỷ niệm tuổi học trò, lại luôn cảm thấy biết ơn đôi bàn tay cầm cây thước kẻ...
tin liên quan
Thầy cô tự chế tạo thiết bị giảng dạy có giá trịChiều nay 4.11, Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ V do Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH tổ chức đã trao 30 giải nhất cho 30 thiết bị xuất sắc nhất sau 5 ngày triển lãm và chấm thi.
Những thế hệ học trò Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM lại không thể nào quên cô giám thị có giọng nói sang sảng tên Ánh. Mặc dù cô không dạy môn học nào, nhưng lại “dạy” cho lũ học trò biết bao điều hay lẽ phải cần thiết cho cuộc sống sau này. Nghiêm khắc là vậy nhưng cô Ánh lại rất thương học sinh. Nhiều học sinh nhớ lại chỉ cần nhìn thấy cảnh cô bế học trò bị xỉu chạy xồng xộc vào phòng y tế thì cảm xúc thương cô lại trào dâng. “Ngày xưa con cũng bị cô đuổi về vì quên mặc áo lá nhưng nhờ vậy mà tụi con ngoan, có ý thức, kỷ luật hơn rất nhiều. Con thương cô nhiều lắm!”, một cựu học sinh của trường nói.
tin liên quan
Bất ngờ nhận được lá thư lạ của cô giáo mầm non sau 13 nămMột cô giáo ở Úc gần 40 năm dạy ở trường mầm non đều yêu cầu học sinh viết ra giấy nghề nghiệp họ yêu thích trong tương lai hằng năm, rồi bà lại gởi những mẩu giấy ấy cho học trò khi họ trưởng thành.
Kim Nga, cựu học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM kể lại: “Hồi đó, thầy Huy 24 tuổi được phân công về trường dạy môn toán. Thầy trẻ, lại đẹp trai nên học trò đứa nào cũng mê tít. Quan trọng hơn là thầy dạy rất thu hút dù môn toán được xem là khá khô khan. Thầy viết chữ siêu đẹp, trình bày trên bảng cũng siêu đẹp. Giờ toán gần như trở thành giờ học được mong đợi nhất”.
Ngoài dạy toán, thầy Huy còn dạy kỹ năng mềm cho học trò, giải đáp thắc mắc về cách chọn ngành nghề trong tương lai... Ai có chuyện buồn gì thầy cũng đều biết hết, từ chuyện bị... từ chối tình cảm cho đến chuyện bị điểm kém. Bao năm trôi qua, bây giờ thầy đã trở thành phó hiệu trưởng của trường nhưng các thế hệ học trò vẫn luôn nhớ về một thầy giáo “hot boy” dạy hay và tâm lý.
tin liên quan
Quý trọng công lao người thầyĐiểm mới đầu tiên của chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm nay là sẽ dành nhiều thời gian hơn để đến thăm và tìm hiểu cuộc sống của thầy, cô giáo vùng biển, đảo ở khắp mọi miền đất nước.
Bình luận (0)