Phù hợp với mục đích thi THPT quốc gia

14/09/2016 07:17 GMT+7

Hôm qua, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN đã tổ chức cuộc gặp mặt báo chí để trao đổi về dự thảo phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 của Bộ GD-ĐT.

Liên quan tới việc trong dư luận còn nhiều ý kiến khác nhau về thi trắc nghiệm, đặc biệt với môn toán, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho rằng không thể nói phương pháp tự luận hay trắc nghiệm thì tốt hơn. Cả hai đều có ưu nhược điểm nhưng với kỳ thi tiêu chuẩn hóa quy mô lớn thì phương pháp trắc nghiệm có ưu thế áp đảo. GS Thiệp cũng cho rằng sở dĩ có những tranh cãi xung quanh việc thi trắc nghiệm môn toán là do có việc hiểu nhầm mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia.
“Mục tiêu kỳ thi này không phải để tuyển chọn nhân tài, mà chỉ để xét tốt nghiệp. Nó cũng yêu cầu phân loại TS nhưng chỉ ở mức độ đơn giản: vào ĐH và không vào ĐH. Tôi đồng ý rằng với một kỳ thi tuyển nhân tài thì không nên thi trắc nghiệm với môn toán”, GS Thiệp chia sẻ.

tin liên quan

Kỳ thi THPT quốc gia 2017: Có nên thi trắc nghiệm?
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt, trừ môn Văn, tất cả các môn đều sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Hãy cùng xem người dân phản ứng như thế nào trước những thay đổi này nhé!
PGS Nguyễn Phương Nga, Phó trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH của hiệp hội, cũng đồng tình với quan điểm này. Còn việc các trường ĐH có dùng kết quả của kỳ thi này để tuyển sinh không lại là một vấn đề khác. Nếu Bộ quyết sớm thì nay mới là tháng 9, mới bước vào năm học được vài tuần, nên giáo viên và học sinh hoàn toàn có thể chuẩn bị kịp để thích ứng với kỳ thi.

tin liên quan

Thi THPT quốc gia 2017: Dự kiến có 5 bài thi
Từ năm 2017 có thể kỳ thi THPT quốc gia sẽ được giao cho các sở GD-ĐT chủ trì. Còn việc xét tuyển ĐH, mỗi trường được tự lựa chọn phương thức phù hợp, kể cả tự tổ chức thêm một kỳ thi hoặc hình thành nhóm.
Tuy nhiên, theo bà Nga, kể cả Bộ định nhận chuyển giao ngân hàng câu hỏi đề thi từ ĐH Quốc gia Hà Nội thì vẫn phải bổ sung thêm số lượng câu hỏi phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp, nhằm đảm bảo mỗi TS trong phòng thi có một đề. Bà Nga tính toán: “Môn toán nếu mỗi TS một đề 50 câu hỏi, mỗi phòng thi có 35 em thì Bộ GD-ĐT cần có 1.750 câu hỏi đã được chuẩn hóa”.

tin liên quan

Thi môn toán: Trắc nghiệm hay tự luận?
Vào lúc 15 giờ ngày 14.9, Báo Thanh Niên tổ chức buổi trao đổi truyền hình trực tuyến với chủ đề 'Thi môn toán: Trắc nghiệm hay tự luận?' tại địa chỉ thanhnien.vn và qua Fanpage Facebook của Báo Thanh Niên
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.