Theo Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT, trong buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục TP.Quy Nhơn và tỉnh Bình Định vừa qua, trước băn khoăn về việc tăng biên chế giáo viên khó khăn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các địa phương chủ động trong việc đào tạo giáo viên kiêm nhiệm, Bộ sẽ kiến nghị các bộ ngành và Chính phủ xem xét có chế độ phù hợp, kể cả chính sách và chế độ cho những giáo viên lớn tuổi có nhu cầu nghỉ sớm.
Ông Nhạ cho biết hiện nay giáo viên đang là định biên, Bộ sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng có vào - có ra, có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này chưa làm ngay được mà phải có lộ trình. Theo tính toán, chỉ tính riêng nhu cầu định biên kế toán và y tế, hiện khoảng 80.000 cán bộ. Sắp tới sẽ triển khai theo kiểu một kế toán phục vụ 3 - 4 trường, thậm chí có trường chỉ cần thuê kế toán. “Chúng tôi hướng đến tinh giảm kế toán, hoặc kiêm nhiệm. Còn y tế trường học đã có trạm y tế xã, những trường ở xa trạm xá thì sẽ cân nhắc, điều chỉnh cho hợp lý”, ông Nhạ phân tích.
tin liên quan
Khi giáo viên dỗ trẻ bằng... ti viCận thị sớm và béo phì là hai bệnh rất phổ biến ở trẻ tại các trường mầm non, trong đó xem ti vi liên tục là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc 2 căn bệnh này.
Trước thắc mắc về việc hằng năm giáo viên phải đăng ký sáng kiến kinh nghiệm, ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Bộ GD-ĐT đã chủ trương, từ năm học tới sẽ không lấy việc đăng ký sáng kiến kinh nghiệm làm tiêu chí thi đua. Thi đua là cần thiết nhưng phải hậu kiểm. Cái cần là phải có thành tích, sáng tạo thực sự, chứ không phải bắt giáo viên đăng ký thi đua, làm sáng kiến kinh nghiệm, gây áp lực nặng nề lên giáo viên.
tin liên quan
Lo ngại giáo viên 'vừa đọc sách vừa dạy'Băn khoăn về giáo viên và thời điểm triển khai thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông mới là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong
buổi lấy ý kiến đóng góp do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức vào chiều 26.4.
Bình luận (0)