Không có nhiều lựa chọn
Tất cả học sinh, sinh viên (HS, SV) dù cao lớn hay thấp bé đều phải học một môn TD như nhau khiến môn học này không còn mang tính rèn luyện thể chất như vốn có.
Ngất vì... thể dục
Nỗi kinh hoàng của em Q. (HS trường THPT Trần Phú, Hà Nội) là môn nhảy cao. Do rất “khiêm tốn” về chiều cao cộng với thể lực yếu nên cứ nhìn thấy cái xà ngang là Q. hoảng hốt. Em tâm sự: “Có 2,8m thôi mà em không sao qua được, cô giáo bắt em nhảy đến cuối giờ. Các bạn xúm đông xúm đỏ nhìn em nhảy đến hơn hai chục lần, đầu tiên thì chê cười, sau đó là thương xót, cổ vũ... mà em vẫn không sao nhảy qua được”.
Mặc dù vậy, giáo viên (GV) TD và lãnh đạo nhà trường vẫn chỉ có một môn học là nhảy cao cho người thấp bé nhẹ cân như Q.
Nỗi kinh hoàng của HS, SV khi nhắc đến môn TD không phải hiếm. Càng kinh hoàng hơn khi không học được thì người học sẽ phải chấp nhận những hình phạt mà khi “nếm mùi” một lần sẽ sợ mãi.
Một HS lớp 11 trường THPT Quang Trung (Hà Nội) kể: “Có lần do hôm trước thức khuya học bài mệt quá nên hôm sau đến giờ TD em không tập nổi. Thầy giáo không hỏi lý do đã bắt em phải “bật cóc” 5 vòng khiến em quá sức và ngất ngay tại chỗ”. Có thể nói không môn học nào mà các thầy cô lại có nhiều hình phạt như ở môn này, như: thụt dầu, chạy quanh, hít đất, bật cóc, thậm chí là phơi nắng.
Điều quan trọng là những bài tập TD phải phù hợp với từng HS. Ngay cả trong một bộ môn thì cũng phải có những bài tập phù hợp với thể trạng của từng em
|
|
Cô Nguyễn Thị Huệ |
TD hay còn gọi là giáo dục thể chất là một bộ môn đặc thù, yêu cầu người học phải luyện tập thường xuyên và quan trọng là phải phù hợp với thể trạng của từng nhóm đối tượng HS. Tuy nhiên, hầu hết các trường không có điều kiện về cơ sở vật chất và GV nên thường chỉ có một vài môn và bắt tất cả HS, SV bất kể thể trạng ra sao đều phải theo. Điều này khiến một môn học có mục đích là nâng cao thể lực cho người học biến thành môn học đáng sợ của một bộ phận không nhỏ HS, SV.
Học đến tốt nghiệp vẫn còn nợ
Đối với không ít bạn nữ của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì môn bóng rổ thực sự là nỗi ám ảnh. Một cựu SV của trường này cho biết: “Sau khi thi lại 3 lần không đạt, mình đã phải chấp nhận nộp một khoản tiền để học lại và thi lại lý thuyết để có thể “qua” được môn TD, đủ điều kiện ra trường”. Còn một SV trường ĐH Ngoại ngữ nhớ lại dù đã ra trường 1 năm nhưng có hai bạn nam bị treo bằng vì trượt môn bóng đá.
Quá ít giáo viên Dương Văn HiềnCựu trọng tài FIFA, giảng viên bộ môn Giáo dục thể chất trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM Đăng Nguyên (ghi) |
Phần lớn SV nữ trường ĐH Sư phạm Hà Nội rất sợ môn bóng chuyền, hầu như khóa học nào số SV thi lại cũng chiếm tới khoảng 2/3. Trường này có riêng một khoa để đào tạo ra những người thầy dạy TD tương lai nên đội ngũ giảng viên này khi dạy SV của khoa khác cũng đòi hỏi rất cao. Một SV cho biết rất ít người qua được trong lần thi đầu, việc học lại đến năm thứ tư là chuyện bình thường.
Việc sắp xếp lịch học môn TD không hợp lý cũng khiến SV rất mệt mỏi. Nhiều hôm các bạn phải học ba tiết trên lớp đã rất mệt, lại ra sân nắng tập tiếp hai tiết TD nữa, thế nên “khỏe đâu chả thấy, chỉ thấy mệt hơn nhiều”, một SV bức xúc cho biết.
Ở nhiều trường do thiếu điều kiện cơ sở vật chất nên khi SV muốn tập luyện thêm cũng không có dụng cụ hoặc sân bãi. Một SV trường ĐH Kinh tế quốc dân nêu ví dụ: “Đối với môn tập xà, mỗi lớp có khoảng 60 SV, chia làm hai nhóm, tức là 30 SV được tập với một xà. Giả sử mỗi lần lên xà mất một phút thì một buổi học 90 phút, mỗi SV chỉ được lên xà 3 lần. Đó là chưa trừ thời gian khởi động và học lý thuyết, điểm danh... Sau 15 buổi, chúng em chỉ được tập với xà khoảng 40 lần, có lẽ chưa bằng số lần lên xà của một vận động viên trong một buổi tập. Như vậy làm sao có thể nắm bắt và thực hiện tốt các động tác kỹ thuật?”.
Cô Nguyễn Thị Huê, GV dạy TD tại một trường THPT của Q.Đống Đa, Hà Nội cho rằng: “Điều quan trọng là những bài tập TD phải phù hợp với từng HS. Ngay cả trong một bộ môn thì cũng phải có những bài tập phù hợp với thể trạng của từng em”.
Không thể học hết mình
Gần 10 năm nay, môn TD đã được đưa vào giờ học chính khóa của HS tiểu học (TH) với thời lượng 2 tiết/tuần. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho môn học này còn rất nhiều hạn chế.
Khoảng 90% trong tổng số hơn 300 trường TH tại TP.HCM đều không có sân đa năng dành cho các hoạt động ngoài trời của HS. Vì vậy, trường TH nào có hồ bơi, sân đa năng như Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), Tân Sơn Nhì (Q.Tân Phú), Chu Văn An (Q.Bình Thạnh)… là điều xa xỉ. Vì thế sân chơi trở thành sân tập và học TD là chuyện bình thường ở hầu hết các trường. Một hình ảnh thường thấy ở các trường học hiện nay là nếu trong sân trường náo nhiệt các lớp học TD thì các phòng xung quanh HS đang phải hết sức chú ý mới lắng nghe GV giảng bài.
Nhưng đó là còn may mắn vì ngay tại TP.HCM có nhiều trường chẳng có nơi để HS chạy nhảy vào giờ ra chơi. Ở trường TH Lý Thái Tổ (Q.8), hằng ngày gần 300 HS của trường lần lượt học môn TD tại hành lang. Nan giải hơn là trường TH Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5), với cơ sở vật chất là 2 căn nhà phố liền kề, gầm cầu thang và sân thượng là khoảng trống mà HS có thể vui chơi. Còn mỗi khi có tiết TD thì thầy và trò lại tận dụng vỉa hè đường Huỳnh Mẫn Đạt để dạy và học.
Thể thao học đường: Nền vững để nhà cao Lan Chi |
Tuệ Nguyễn - Bích Thanh
Bình luận (0)