Trong quá trình giảng dạy, anh Lê Thiên Phúc (sinh năm 1988, giáo viên bộ môn Sinh học, Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM) nhận thấy nhiều trường hợp học trò của mình bị sốt xuất huyết phải nghỉ học. Anh và các học sinh bắt tay thực hiện dự án “Úm ba la… biến nha… con muỗi” để vừa giúp các học sinh có thêm kiến thức phòng chống bệnh do muỗi đốt, vừa truyền tải các bài học trên lớp một cách hiệu quả cho các em.
tin liên quan
'Chuột' đã béo lắm rồi - thông điệp chống tham nhũng của nữ sinh lớp 11Một bài viết phòng chống tham nhũng của nữ sinh Đặng Thị Anh Thư, học sinh lớp 11A1 Trường THPT Cây Dương (tỉnh Hậu Giang), đang tạo sức hút mạnh từ dư luận khi nêu bật được tình trạng nhức nhối này trong xã hội hiện nay.
Thầy Lê Thiên Phúc sáng lập dự án thú vị “Úm ba la… biến nha… con muỗi”
Thay vì truyền tải kiến thức một cách thụ động, thầy Phúc đã thực hiện dự án này để các học trò của mình tự tìm hiểu về vòng đời của loài muỗi. Qua đó, các học sinh sẽ tiếp tục vẽ tranh, sáng tác truyện, quay clip hướng dẫn các phương pháp đuổi muỗi tự nhiên rồi chia sẻ đến mọi người.
“Chính các học sinh tham gia dự án sẽ đóng góp các ý tưởng đuổi muỗi làm từ vỏ cam, chanh, bã cà phê… Tôi sử dụng chính năng lực, sở trường của các học sinh để giúp các em tìm hiểu kiến thức trên các phương diện khác nhau sao cho đạt được hiệu quả cao nhất và dễ tiếp thu nhất”, thầy Phúc cho biết.
|
Ban đầu, đối tượng dự án hướng đến chỉ gói gọn trong phạm vi Trường THPT Phú Nhuận mà thầy Phúc đang công tác. Nhưng khi triển khai và nhận thấy mức độ lan truyền của dự án, thầy và các học trò đã lên kế hoạch phát triển dự án rộng khắp hơn, thông qua các thầy cô, phụ huynh… Thầy Phúc tự bỏ tiền túi ban đầu để 'làm' dự án. Sau này, thầy và học sinh làm các sản phẩm đuổi muỗi đem bán gây quỹ hoạt động.
tin liên quan
Thầy trò trường làng chế 'xe 5 trong 1' độc đáoTưới hoa, rửa xe, làm sạch rong rêu, quét vôi trên tường và phun thuốc bảo vệ thực vật, 5 việc này được Trần Trung Nghĩa và Nguyễn Thái Bình tích hợp hoàn hảo trên chiếc xe dùng năng lượng mặt trời.
Điều quan trọng của dự án là làm sao nâng cao nhận thức của học sinh về bệnh do muỗi gây ra, cũng như các phương pháp giữ vệ sinh môi trường để muỗi không có nơi sinh sản. Nguyễn Trần Tiến (học sinh lớp 11A05, Trường THPT Phú Nhuận) chia sẻ: “Khi tham gia dự án cùng thầy và các bạn, em học được nhiều cách đuổi muỗi, dụ muỗi. Lớp em đã sáng tạo bình đuổi muỗi từ chai nhựa 1,5 lít và bịch ni lông. Với nguyên liệu là bã trà, bã cà phê, tụi em đem các sản phẩm đó để trong nhà vệ sinh trường, gầm giường trong nhà, phòng ngủ. Ngoài ra, tụi em còn chế tạo các loại sáp đuổi muỗi để vào lọ có gắn đèn, vừa đuổi muỗi vừa làm đèn ngủ. Tụi em được học, được chơi và được sáng tạo. Các ý tưởng của tụi em luôn được thầy đồng ý áp dụng thử nên cảm giác rất vui và hứng thú”.
|
|
Hiện nay, “Úm ba la… biến nha… con muỗi” thu hút nhiều học sinh trong trường tham gia. Theo thầy Phúc, cái khó của dự án là làm sao để tổ chức các chương trình hoạt động phù hợp và không ảnh hưởng đến việc học của các em.
tin liên quan
2 nữ sinh lớp 8 chế thiết bị lọc nước mặn thành ngọt bằng năng lượng mặt trờiChỉ cần những dụng cụ đơn giản trị giá chưa tới 200.000 đồng, hai nữ sinh Nguyễn Thị Thu Ngân và Nguyễn Thị Yến Linh (lớp 8A3, Trường THCS Thuận Hưng, thị xã Long Mỹ, Hậu Giang) đã làm ra thiết bị lọc nước bằng năng lượng mặt trời giúp ích cho cuộc sống.
Thầy Phúc bộc bạch: “Điều tâm đắc nhất khi tôi thực hiện dự án này là tạo môi trường cho học sinh rèn luyện, học hỏi được nhiều kỹ năng sống. Trong quá trình làm việc, thầy trò hiểu nhau hơn. Bản thân tôi phát hiện các học trò của mình rất năng động, có nhiều ý tưởng rất hay, mới lạ. Dự định sắp tới của dự án là lan tỏa cho mọi người biết đến nhiều hơn nữa những cách phòng chống muỗi, đưa vào trong chương trình giảng dạy những năm sau này như một phần của bài học để các em học sinh năm sau biết thêm những kiến thức hay ho, bổ ích về nó”.
“Úm ba la… biến nha… con muỗi” đi vào hoạt động từ tháng 8.2016. Ban đầu, dự án lập ra để hưởng ứng cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng Công nghệ Thông tin” do Bộ GD-ĐT tổ chức. Qua dự án này, thầy Thiên Phúc mong muốn học sinh có cơ hội trải nghiệm sáng tạo, cất lên tiếng nói của bản thân các em gửi đến cộng đồng, nâng cao ý thức của mọi người trong việc phòng chống muỗi, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh do virus Zika gây ra.
|
tin liên quan
Học sinh TP.HCM nghỉ tết 16 ngàyNgày 6.1, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết sắp tới, học sinh thành phố sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 tổng cộng 16 ngày (bao gồm các ngày cuối tuần).
Bình luận (0)